HÌNH THỨC CƯ TRÚ TRÊN NỀN ĐẤT ĐẮP THỜI TIỀN SỬ TẠI DI TÍCH RẠCH NÚI QUA TƯ LIỆU KHAI QUẬT NĂM 2012

19/11/2022

Tóm tắt:

Hình thức cư trú trên nền đất đắp là một trong những loại hình di tích đặc trưng nổi bật của các di tích thời tiền sử trên địa bàn tỉnh Long An. Loại hình này phản ánh khả năng thích nghi và ứng phó của con người thời tiền sử với thiên nhiên, khả năng tác động - cải biến điều kiện tự nhiên phù hợp với nhu cầu tồn tại cũng như trình độ phát triển của cộng đồng cư dân thời kỳ này. Khu vực cư trú cổ tại di tích Rạch Núi được tạo nên bằng đất sét, cát, nhuyễn thể và cây rừng, nền đất được nện và có nhiều vết cháy cứng tạo thành các nền cư trú khô ráo. Cuộc khai quật năm 2012 đã xác định được di tích cư trú gồm hàng chục giai đoạn đắp và gia cố các nền đất, trên đó là vết tích của các cấu trúc lợp bằng thực vật, là nơi cư trú của người cổ trong hơn 200 năm. Trong khung thời gian này, 13 giai đoạn xây dựng chính đã được xác định, theo đó từng nền tảng và tất cả các cấu trúc trên đó được thay thế liên tiếp.

Từ khóa: Rạch Núi, di chỉ cư trú, nền đất đắp, thời tiền sử


LÊ HOÀNG PHONG

Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 11(291)2022

​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​