Sáng 10-2, tại khu di tích văn hóa Óc Eo – Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn), UBND tỉnh An Giang tổ chức lễ công bố Quyết định 115/QĐ-TTg, ngày 23-1-2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê và Quyết định 2198/QĐ-TTg, ngày 25-12-2021 của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia (đợt 10 năm 2021).
Ngày 24/01/2022, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia: Giải pháp phát triển bền vững tỉnh An Giang và các hàm ý chính sách hiện nay qua hình thức trực tiếp và trực tuyến, nhằm cung cấp các kết quả nghiên cứu về thực trạng và xu hướng phát triển của An Giang trong bối cảnh hội nhập, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách phát triển An Giang theo hướng bền vững.
Ngày 31/12/2021, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia: Phát triển bền vững tỉnh Bến Tre trong bối cảnh biến đổi khí hậu qua hình thức trực tiếp và trực tuyến, nhằm tìm kiếm giải pháp thích ứng và phát triển bền vững cho tỉnh Bến Tre qua sự chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia nhiều ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.
Sáng ngày 23/10/2021 Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ tổ chức hội thảo công bố kết quả nghiên cứu, khảo sát đánh giá nhanh về “Giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách phục hồi sản xuất, kinh doanh đảm bảo mục tiêu kép của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”
Ngày 05/10/2021, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến Báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học khu di tích Cát Tiên (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) để giới thiệu các phát hiện mới về di tích - di vật, thảo luận giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
Vào năm 1983, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra di tích cư trú của cư dân cổ có niên đại khoảng hơn 5.000 năm cách ngày nay tại địa điểm Bàu Dũ. Các cuộc khai quật sau đó diễn ra vào những năm 1983, 1984, 2014, và gần đây nhất vào tháng 3 năm 2017, nhằm tìm hiểu về đời sống của người cổ Bàu Dũ.
In 1983 in the Quang Nam Province of Central Vietnam, archaeologists uncovered the remains of an ancient hunter-gatherer site, dating about 5,000 years old and known at the Bau Du site. Excavations then proceeded in 1983, 1984, 2014, and most recently in March 2017, aiming to learn about the life of ancient people at Bau Du.
Đồi Phòng Không thuộc ấp 3, xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, trên đỉnh ngọn đồi cao khoảng 80m so với mực nước biển, nằm gần ngã ba sông Đồng Nai và sông Bé. Địa điểm này đã được khảo sát vào các năm 1985, 2000 và nhiều lần sau đó. Qua những di vật thu nhặt được trên bề mặt như phác vật hình đĩa, lõi vòng, phác vật vòng và mảnh tước, các nhà khảo cổ nhận định Đồi Phòng Không có khả năng là một công xưởng chuyên chế tác vòng tay bằng đá.
Tháng 3 năm 2017, Viện Khoa học xã hội Vùng Nam Bộ phối hợp với Trường Đại học quốc gia Úc, Đại học Y khoa Sapporo Nhật Bản và Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Quảng Nam khai quật di tích khảo cổ học Bàu Dũ.
Trong chương trình làm việc với Viện Khảo cổ học (Hà Nội), Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) đã phối hợp tổ chức buổi Tọa đàm khoa học vào chiều ngày 13/2/2017 với chủ đề: “Writing, Power and Identity: The Literate Tradition across the Bay of Bengal” do Giáo sư Himanshu Prabha Ray, một chuyên gia về khảo cổ học và lịch sử hàng hải cổ đại của Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ) trình bày.