Tóm tắt: Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng nói riêng là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam soi rọi cho hành động xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Trong bối cảnh đổi mới và phát triển đất nước hiện nay, việc tiếp tục nghiên cứu nội dung và giá trị vận dụng của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng có ý nghĩa quan trọng giúp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số e2(327)2025
Tác giả: ĐỖ DUY TÚ
Tóm tắt: Trẻ tự kỷ thường có những rối loạn về hành vi, thiếu khả năng giao tiếp và chậm phát triển về ngôn ngữ, thậm chí có trẻ còn bị khiếm khuyết về trí tuệ. Cho nên, việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tự kỷ thường gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho các bậc cha mẹ, tác động không ít đến công việc của cha mẹ và sự phân công lao động trong gia đình. Bài viết trình bày về những chiều hướng tác động của việc nuôi con tự kỷ đến công việc của cha mẹ; những thay đổi trong việc phân công lao động trong gia đình dựa trên dữ liệu nghiên cứu định tính; và những nhân tố chi phối đến chiều hướng tác động, mức độ tác động của việc nuôi con tự kỷ đối với công việc của cha mẹ, cũng như sự phân công lao động trong gia đình.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số e2(328)2025
Tác giả: HOÀNG MINH PHÚ
Tóm tắt: Manjushree Thapa’s Seasons of Flight (2010) intricately weaves the natural world into its narrative to explore themes of displacement, identity, and resilience through the journey of Prema, a Nepali woman navigating migration to the United States. This study examines the novel’s symbolic use of nature, addressing a critical gap in existing scholarship, which has predominantly focused on socio-political and cultural dimensions while overlooking ecological and symbolic nuances. Employing qualitative literary analysis through ecocritical and postcolonial theoretical frameworks, the research reveals how Thapa’s vivid natural imagery – contrasting Nepal’s lush landscapes with California’s aridity – mirrors Prema’s emotional states, serving as a dynamic metaphor for her psychological transformation. The analysis demonstrates that nature functions as a site of cultural memory and resistance, anchoring Prema’s identity amid dislocation, while resilient elements like desert flora symbolize her adaptation. Furthermore, the novel critiques environmental exploitation in industrialized settings, contrasting it with Nepal’s harmonious human – nature relationships, aligning with ecocritical concerns about globalization. The recurring motif of avian migration underscores the duality of flight as both liberation and loss, encapsulating the diasporic experience’s complexities. By situating the narrative within ecocritical and postcolonial discourse, this study highlights Thapa’s literary innovation in merging ecological and cultural critiques, offering fresh insights into how natural symbolism articulates inner turmoil and resilience in migrant narratives. The findings underscore the importance of integrating ecological perspectives into postcolonial literary studies, enriching understandings of identity, belonging, and environmental interconnectedness in an increasingly globalized world. This research contributes to broader conversations in ecocriticism and diaspora studies, affirming literature’s role in reflecting the entangled realities of human and environmental displacement.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số e2(328)2025
Tác giả: RAMESH PRASAD ADHIKARY
Tóm tắt: Đầu thế kỷ XX, bên cạnh các thể loại diễn xướng dân gian quen thuộc, trên sân khấu Việt Nam đã xuất hiện kịch nói với phương thức sáng tác ảnh hưởng của phương Tây. Vũ Đình Long được xem là nhà soạn kịch đầu tiên của nền kịch nói Việt Nam. Bài viết tập trung tìm hiểu sâu vở kịch Tòa án lương tâm của Vũ Đình Long trên phương diện thể loại để thấy được những đóng góp của ông trong những năm đầu của kịch nói Việt Nam, đồng thời chỉ ra điểm hạn chế mà nhà soạn kịch gặp phải. Những hạn chế này bị quy định bởi nhiều yếu tố khác nhau từ chủ quan người viết cho đến những vấn đề của xã hội, thời đại.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số e2(328)2025
Tác giả: NGUYỄN HƯƠNG NGỌC
Tóm tắt: Được coi là miền đất của di sản, bên cạnh những di sản văn hóa vật thể, khu vực miền Trung - Tây Nguyên còn được biết đến với nhiều di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được UNESCO ghi danh. Bằng phương pháp phân tích tài liệu nhằm kế thừa kết quả nghiên cứu đã có, bài viết tìm hiểu các xu hướng biến đổi di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với những biến đổi của môi trường và xã hội, di sản văn hóa phi vật thể ở miền Trung - Tây Nguyên đang không ngừng biến đổi, trên cơ sở đó bài viết khuyến nghị một số giải pháp quản lý nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số e2(328)2025
Tác giả: ĐINH NHƯ HOÀI
Tóm tắt: Qua nghiên cứu khảo cổ cho thấy một số loại hiện vật thuộc thời đại đồ sắt ở Nam Bộ có nguồn gốc du nhập từ các nhóm cư dân ở Đông Nam Á hải đảo. Điều này phản ánh sự trao đổi, giao thương hàng hóa và chia sẻ, học hỏi các kỹ thuật chế tác tiên tiến liên quan đến nhiều loại chất liệu khác nhau giữa các nhóm cư dân lục địa và hải đảo. Có thể thông qua mạng lưới thương mại, các cộng đồng trong khu vực tham gia hòa nhập vào các mạng lưới thương mại hàng hải rộng lớn hơn, kết nối các nền văn minh phương Đông và phương Tây, qua đó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các mặt hàng có giá trị. Bài viết cung cấp một góc nhìn đa chiều về bối cảnh lịch sử, góp phần làm sáng tỏ vai trò của thương mại hàng hải như một nền tảng cho những tiến bộ kinh tế - xã hội đáng chú ý ở Đông Nam Á.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số e2(328)2025
Tác giả: NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN - HSIAO-CHUN HUNG
Tóm tắt: Dưới sự thống trị của Bồ Đào Nha (thế kỷ XVI - thế kỷ XX) nhiều cuộc đấu tranh ở Goa (Ấn Độ) được nhen nhóm bởi nhiều giai tầng khác nhau và bằng nhiều phương thức khác nhau. Nửa đầu thế kỷ XX, giới trí thức Goa - đại diện là Tristão de Braganza-Cunha đã mang lại tín hiệu mới trong phong trào đấu tranh giành tự do. Bài viết bước đầu làm rõ về những hoạt động lý luận và thực tiễn phong phú của Tristão de Braganza-Cunha nhằm thức tỉnh tinh thần phản kháng trong nhân dân chống thực dân Bồ Đào Nha để giải phóng Goa. Với những đóng góp quan trọng trong phong trào dân tộc ở Goa ông được đánh giá là “người cha của chủ nghĩa dân tộc Goa”.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số e2(328)2025
Tác giả: NGUYỄN ĐỨC TOÀN - HỒ THỊ ÁNH PHƯƠNG
|
|