Tóm tắt: Bài viết phân tích quan niệm đạo làm vua của Nho giáo trong mối quan hệ tự thân: sự tự tu dưỡng, hoàn thiện đạo đức cá nhân và trong mối quan hệ với bề tôi: đội ngũ quan lại và thần dân. Quan niệm đạo làm vua của Nho giáo đã ảnh hưởng sâu đậm góp phần hình thành tư tưởng trị nước, an dân của nhà vua, nhà nho Lê Thánh Tông. Những chuẩn mực đạo làm vua của Nho giáo được ông hiện thực hóa trong thực tiễn hoạt động trị vì đất nước 38 năm của mình, góp phần tạo nên thời kỳ thịnh trị nhất của xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XV.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 12(321)2024
Tác giả: LÊ THỊ THƠM
Tóm tắt: Tiến trình chuyển đổi số ở Việt Nam nói chung và của vùng Đông Nam Bộ đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tế này đòi hỏi một nguồn nhân lực số có đủ về số lượng và phát triển nhanh về chất lượng. Nghiên cứu phân tích thực trạng nguồn nhân lực số của vùng Đông Nam Bộ, tập trung nhiều vào nguồn nhân lực này ở khu vực nhà nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn nhân lực số vùng Đông Nam Bộ ở khu vực nhà nước đang được quan tâm và tăng cường, tạo được sự chuyển biến và đột phá về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực số. Tuy nhiên, nguồn nhân lực số còn thiếu và chưa đáp ứng được một số yêu cầu của tiến trình chuyển đổi số. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy nguồn nhân lực số trong tiến trình chuyển đổi số hiện nay ở vùng Đông Nam Bộ.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 12(321)2024
Tác giả: PHAN HOÀNG NGỌC ANH
Tóm tắt: Trong giới nghiên cứu triết học ở Việt Nam hiện nay, việc đánh giá lại di sản triết học dân tộc, đưa ra một cái nhìn mới về triết học phương Tây cổ điển, phương Tây hiện đại, đặc biệt là truyền thống triết học phương Đông là rất cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần làm xuất hiện những cách tiếp cận đa dạng. Bài viết góp thêm một góc nhìn về truyền thống thế giới quan triết học Đông - Tây trong bối cảnh hội nhập văn hóa toàn cầu hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 12(321)2024
Tác giả: ĐỖ MINH HỢP - VŨ MẠNH TOÀN
Tóm tắt: Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, có sự tăng trưởng cao về kinh tế - xã hội, nhưng cũng đối diện thách thức về cơ sở hạ tầng, dân số, ô nhiễm môi trường,… Từ nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp qua khảo sát 1.000 hộ dân tại 5 thành phố/huyện ở Đồng Nai, bài viết phân tích chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây hiện nay trên 7 lĩnh vực cơ bản như: nhà ở, việc làm, thu nhập, nước sạch, bảo hiểm y tế, giảm nghèo, tiếp cận dịch vụ xã hội; trên cơ sở đó khuyến nghị giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Đồng Nai trong thời gian tới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 12(321)2024
Tác giả: NGUYỄN THỊ THANH THỦY - ĐỖ LÝ HOÀI TÂN
Tóm tắt: Tình trạng sức khỏe, cách điều trị bệnh và sử dụng bảo hiểm y tế của người dân có mối quan hệ với các yếu tố giới và địa bàn cư trú. Kết quả nghiên cứu rút ra từ số liệu khảo sát 1000 hộ gia đình và các cuộc phỏng vấn sâu ở tỉnh Đồng Nai năm 2024 cho thấy: nữ giới tự báo cáo bệnh mãn tính cao hơn nam giới; khi bị bệnh người dân thường tự mua thuốc uống hoặc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công, trong đó người dân ở thành thị sử dụng các cơ sở y tế công nhiều hơn so với ở nông thôn; nữ giới mua và sử dụng bảo hiểm y tế nhiều hơn so với nam giới. Phần lớn người dân hài lòng với các dịch vụ y tế. Tuy nhiên, đa phần người dân tự mua thuốc và không hoặc ít khi sử dụng bảo hiểm y tế, đặt ra các hàm ý chính sách để cải thiện tình trạng trên.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 12(321)2024
Tác giả: LÊ THANH SANG
Tóm tắt: Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để phục vụ phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Sử dụng nguồn tư liệu thống kê và các tài liệu thứ cấp, nghiên cứu tìm hiểu việc thực hiện những tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, qua 14 năm thực hiện, An Giang đã đạt được những kết quả tích cực trong quá trình phát triển nông thôn bền vững, tuy nhiên có một số tiêu chí nông thôn mới tỉnh đạt được vẫn còn ở mức thấp hoặc thiếu bền vững. Qua đó, nghiên cứu khuyến nghị giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn các tiêu chí này của tỉnh trong thời gian tới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 12(321)2024
Tác giả: PHAN THANH LỜI
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​