Tóm tắt: Một trong những tiền đề cơ bản hình thành tư tưởng yêu nước Ngô Thì Nhậm đó chính là sự kế thừa và phát triển các giá trị tốt đẹp của truyền thống gia đình. Trong các giá trị truyền thống đó, khát khao tri thức, ý chí khơi gợi niềm tự hào gia tộc và nguyện vọng cống hiến tài trí cho dân cho nước của gia đình họ Ngô Thì là chất xúc tác đầu tiên, có tính bản chất tạo thành tư tưởng yêu nước Ngô Thì Nhậm. Không những thế, những chất xúc tác đầu tiên mà Ngô Thì Nhậm lĩnh hội từ gia đình mình còn nguyên giá trị và có ý nghĩa to lớn trong quá trình đổi mới, phát triển ở Việt Nam hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 7(313)2024
Tác giả: LƯU ĐÌNH VINH
Tóm tắt: Chương trình chuyển đổi số Quốc gia được Việt Nam xây dựng từ năm 2020 theo Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ trướng Chính phủ. Theo đó, từ Trung ương đến các tỉnh, thành trong cả nước triển khai thực hiện và bước đầu đạt kết quả nhất định. TPHCM là một trong những địa phương thuộc nhóm dẫn đầu về chuyển đổi số. Trong đó, Thành đoàn TPHCM là đơn vị xung kích, đi đầu trong nhiều hoạt động chuyển đổi số. Dựa trên nguồn dữ liệu khảo sát 120 chuyên viên phụ trách Đoàn Thanh niên và các dữ liệu thứ cấp liên quan, bài viết khái quát về thực trạng tổ chức hoạt động chuyển đổi số của Thành đoàn TPHCM trong năm qua, trên cơ sở đó khuyến nghị giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Thành phố trong xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 7(313)2024
Tác giả: PHẠM THỊ MỸ TRINH - NGUYỄN NGỌC TOẠI
Tóm tắt: Đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh có ý nghĩa văn hóa, lịch sử ở Việt Nam. Trong bối cảnh đô thị hóa và toàn cầu hóa nhanh chóng, việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này trong thế hệ trẻ, đặc biệt là ở tỉnh Bạc Liêu đang đặt ra những thách thức cấp bách. Bài viết tìm hiểu nhận thức và quan điểm hiện nay của học sinh trung học cơ sở ở Bạc Liêu về đờn ca tài tử, từ đó đề xuất giải pháp nhằm giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống trong giới trẻ.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 7(313)2024
Tác giả: PHẠM HOÀI PHƯƠNG
Tóm tắt: Bài viết này kiến giải tiểu thuyết Nàng tóc đỏ của Orhan Pamuk ở phương diện thủ pháp liên văn bản và kết cấu nghệ thuật. Thủ pháp liên văn bản và kết cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết không chỉ góp phần thể hiện chiến lược trần thuật và tư duy nghệ thuật của Orhan Pamuk mà còn kích thích độc giả tư duy, khám phá.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 7(313)2024
Tác giả: PHẠM TUẤN ANH
Tóm tắt: Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bến Tre được biết đến với phong trào Đồng khởi năm 1960 nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ tỉnh Bến Tre và nhân dân đã vận dụng, phát huy tinh thần Đồng khởi năm 1960 vào thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển quê hương bằng các phong trào “Đồng khởi mới”. Trải qua 5 lần phát động thi đua “Đồng khởi mới” (vào các năm 1977, 1997, 2008, 2015, 2020), kinh tế - xã hội Bến Tre phát triển nhanh chóng, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng lên.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 7(313)2024
Tác giả: ĐẶNG VĂN TUẤN
Tóm tắt: Di tích đất đắp dạng tròn Tân Hưng 3 được L. Malleret phát hiện và công bố năm 1959, sau đó được tái khảo sát vào các năm 2001, và 2012 - 2013. Năm 2021, để nghiên cứu tính chất di tích và di vật của Tân Hưng 3 (Bình Phước), Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ phối hợp cùng Bảo tàng Bình Phước khai quật 8 hố nhỏ. Kết quả cho thấy, đặc điểm di tích và di vật ở Tân Hưng 3 có sự tương đồng và có mối quan hệ với các di tích đất đắp dạng tròn khác ở Bình Phước. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cụm gốm khả năng là mộ táng và di vật trang sức bằng mã não ở di tích Tân Hưng 3 là những điểm mới so với các di tích khác, mang lại nhiều thông tin về loại hình di tích này ở Nam Đông Dương. Niên đại tuyệt đối của Tân Hưng 3 được xác định bằng phương pháp phân tích AMS cho kết quả khoảng 3.200 năm cách ngày nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 7(313)2024
Tác giả: NGUYỄN NHỰT PHƯƠNG
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​