Tóm tắt: Triển khai thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng phát triển bền vững, là trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới. Để Nghị quyết đi vào thực tiễn, cần thêm các kế hoạch cụ thể, các phân tích, đánh giá nguồn lực, xác định thế mạnh, điểm hạn chế để có những chính sách và chiến lược huy động nguồn lực phù hợp. Trên cơ sở tổng quan và phân tích một số vấn đề nổi bật về phát triển nông nghiệp bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long được nêu trong Nghị quyết 13-NQ/TW và tình hình thực tiễn vùng, bài viết đề xuất các giải pháp cần thiết để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, hỗ trợ các chính sách liên quan nhằm thực hiện mục tiêu phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long theo Nghị quyết 13-NQ/TW hiệu quả hơn.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 12(306)2023
Tác giả: NGUYỄN NGỌC DIỄM
Tóm tắt: Suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế hộ gia đình nông thôn. Sử dụng nguồn dữ liệu định lượng và định tính được khảo sát từ hai xã thuộc tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng, nghiên cứu tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến lao động, việc làm và mô thức thích ứng của thanh niên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, di cư nông thôn - đô thị được xem là mô thức thích ứng phổ biến đối với giới trẻ ở nông thôn hiện nay. Tuy nhiên, đây chưa phải là phương án tối ưu, rất cần hướng đến các mô hình sinh kế bền vững dành cho thanh niên nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 12(306)2023
Tác giả: NGUYỄN THỊ MINH CHÂU
Tóm tắt: Báo chí quốc ngữ ở Nam Bộ ra đời, phát triển cùng với quá trình thực dân hóa của chủ nghĩa tư bản Pháp, nhanh chóng trở thành phương tiện truyền thông, truyền bá văn hóa, tư tưởng... Quảng cáo là loại hình truyền thông xuất hiện đồng thời cùng với báo chí; dùng báo chí làm phương tiện quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến với công chúng. Những tờ báo lớn ở Nam Bộ lúc bấy giờ như Gia Định Báo, Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn, Công Luận Báo, Phụ Nữ Tân Văn… luôn hiện diện quảng cáo. Từ góc nhìn lịch sử kết hợp kỹ thuật nghiên cứu hệ thống và phân tích tư liệu, bài viết phác họa không gian văn hóa, lịch sử của quảng cáo báo chí Nam Bộ giai đoạn 1865 - 1932. Kết quả nghiên cứu cung cấp những tư liệu về lịch sử quảng cáo báo chí giai đoạn khởi đầu và diện mạo của quảng cáo báo chí trên các tờ báo lớn ở Nam Bộ thời kỳ này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 12(306)2023
Tác giả: NGUYỄN THỊ TRÚC BẠCH - HUỲNH VĨNH PHÚC
Tóm tắt: Phật giáo du nhập vào cộng đồng người Khmer khá sớm, đặc biệt, Phật giáo Nam tông chính là thế giới quan, nhân sinh quan của cộng đồng người Khmer ở Việt Nam. Trong đời sống của người Khmer, chùa Phật là nơi thiêng liêng, gắn bó với mỗi người dân gần như suốt cuộc đời. Dựa trên các tư liệu định tính được thu thập chủ yếu từ quan sát tham dự và phỏng vấn sâu, bài viết trình bày vai trò của chùa Svay trong đời sống văn hóa tinh thần và đời sống xã hội của người Khmer ở xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 12(306)2023
Tác giả: TRƯƠNG QUANG ĐẠT
Tóm tắt: Tổ chức xã hội mẫu hệ của các tộc người thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer ở Tây Nguyên đã được thiết lập và tồn tại qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, các nghiên cứu dân tộc học về lịch sử gia đình của người Chil cho thấy, hình thái gia đình mẫu hệ này đã và đang chuyển đổi. Bài viết trình bày những đặc điểm, các xu hướng chuyển đổi hình thái gia đình mẫu hệ của người Chil hiện nay dưới các tác động của điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội, và thảo luận những vấn đề đặt ra khi hình thái xã hội gia đình mẫu hệ chuyển đổi tác động trực tiếp và lâu dài đến hiệu quả của các chính sách tái định cư ở vùng Tây Nguyên hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 12(306)2023
Tác giả: PHẠM THANH THÔI
Tóm tắt: Từ năm 2009, Quỹ Bertelsmann (Cộng hòa Liên bang Đức) khởi động dự án “Chỉ báo quản trị bền vững” (SGI) nhằm đánh giá hàng năm trạng thái quản trị bền vững ở các nước EU và OECD. Bài viết giới thiệu hợp phần chính sách kinh tế trong khung đánh giá SGI. Tiếp theo, trình bày kết quả của dự án năm 2022 đánh giá thành quả chính sách kinh tế của 41 nước tham gia.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 12(306)2023
Tác giả: BÙI THẾ CƯỜNG - LÊ VÕ THANH LÂM
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​