Tóm tắt: Triết học giáo dục là hạt nhân của tư tưởng triết học thực dụng John Dewey mà trong đó là sự đồ sộ về nội dung hay thậm chí những vấn đề liên quan đến giáo dục từ cơ bản đến phổ quát. Những vấn đề cơ bản của quá trình giáo dục như: nghệ thuật giáo dục, học và hành, đào tạo tư duy, tự do và cá tính, quá trình giáo dục liên tục được tác giả khái lược trong bài viết như lát cắt mỏng theo quan điểm trong triết học giáo dục của J. Dewey.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 1 và số 2 năm 2020
Tác giả: NGUYỄN THỊ LUYỆN
Tóm tắt: Ngô Thì Nhậm là một danh sĩ trí thức yêu nước, ông sống trong một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII. Tinh thần yêu nước của Ngô Thì Nhậm được thể hiện qua quan niệm về chữ “trung” theo các giá trị tư tưởng của Nho giáo đương thời. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, quan niệm về chữ trung của ông đã có những bước chuyển quan trọng về mặt nội dung, là động lực thúc đẩy Ngô Thì Nhậm đứng về phía những người nông dân Tây Sơn, đánh đuổi và ngăn chặn quân Thanh xâm lược Việt Nam lần thứ 2. Song, cũng chính những bước chuyển tư tưởng về chữ trung này đã làm cho người đời hiểu sai về Ngô Thì Nhậm và từ đó đã có những đánh giá không chính xác về ông.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 1 và số 2 năm 2020
Tác giả: LƯU ĐÌNH VINH
Tóm tắt: Triết học Ludwig Feuerbach là một sản phẩm tất yếu của những điều kiện mới, hình thành vào cuối những năm 30 – những năm đầu thế kỷ XIX. Đánh giá về nhiệm vụ của triết học mới, L. Feuerbach cho rằng, “Nhiệm vụ của kỷ nguyên hiện đại là hiện thực hóa và nhân đạo hóa Chúa – sự chuyển đổi và tan rã của thần học vào nhân loại học”. Tinh thần trong tác phẩm Những nguyên lý của triết học tương lai (1843) ra đời dựa trên những mong muốn đó. Tác phẩm là sự đánh dấu những chuyển đổi tư tưởng trong nhận thức của L. Feuerbach về giá trị con người – tự do, hạnh phúc, khát vọng được yêu thương và trân trọng trong một xã hội còn đầy rẫy bất công tại Đức đương thời.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 1 và số 2 năm 2020
Tác giả: NGUYỄN THỊ CẨM TÚ
Tóm tắt: Tư tưởng canh tân là một trào lưu nổi bật ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nó được hình thành, tồn tại và phát triển từ những điều kiện và yêu cầu của lịch sử - xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết trình bày khái quát điều kiện lịch sử - xã hội cũng như những nội dung cơ bản của tư tưởng canh tân như kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục, quân sự và ngoại giao giai đoạn này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 1 và số 2 năm 2020
Tác giả: TRẦN THỊ HOA
Tóm tắt: Một trong những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) để lại là tư tưởng về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, một vấn đề “rất quan trọng và rất cần thiết”. Bài viết đi sâu phân tích vai trò và mục đích, nội dung và phương pháp bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Những quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 1 và 2 năm 2020
Tác giả: NGUYỄN THỊ ĐAN THỤY
Tóm tắt: Bài viết khái quát về xu hướng sự phát triển triết học gắn với lịch sử tiến hóa nhân loại có quy luật nội ngoại tại của nó; đồng thời nêu lên vấn đề phát triển triết học Việt Nam sắp tới, trong đó quan tâm xây dựng chuyên ngành triết học phát triển. Triết học phát triển được nhấn mạnh không chỉ cấp độ vũ trụ hay cấp độ nhân loại mà còn ở cấp độ xã hội Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 1 và số 2 năm 2020
Tác giả: HỒ BÁ THÂM