Tóm tắt: Sự cố môi trường biển Formosa năm 2016 đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội của bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, trong đó có Quảng Trị. Qua kết quả điều tra, khảo sát thực trạng sinh kế của người dân trước và sau khi xảy ra sự cố môi trường biển này tại xã Triệu An, huyện Triệu Phong và tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, bài viết tìm hiểu các vấn đề: (ii) đời sống của người dân trước và sau sự cố môi trường biển; (ii) tác động của tiền bồi thường, hỗ trợ cho sự cố môi trường biển đến đời sống của người dân. Trên cơ sở đó đưa ra một số nhận xét và kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và đền bù trong các sự cố môi trường tương tự.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 12 năm 2020
Tác giả: KHÚC THỊ THANH VÂN* - TRỊNH THỊ TUYẾT DUNG** - NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG***
Tóm tắt: Đình làng là nơi gắn với thiết chế, tổ chức làng xã xưa, là nơi tế thần thành hoàng, cũng là nơi hội họp để nghe dụ vua ban, giao dịch điền thổ, thuế má, dân binh trong một năm của làng. Đình làng được thiết lập, quản lý bởi những khế ước, luật định riêng. Từ sắc phong năm Tự Đức thứ 5 (1852) sắc tặng cho thần thành hoàng Bổn Cảnh hiện lưu giữ tại các đình ở Thủ Đức, bài viết tìm hiểu các hoạt động, vai trò, chức năng, cũng như những biến chuyển của đình Thủ Đức ở TPHCM từ thế kỷ XIX cho đến nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 12 năm 2020
Tác giả: LÊ THỊ HUYỀN*
Tóm tắt: Văn hóa – lớp vỏ biểu đạt này đã và đang mang nhiều cái được biểu đạt. Sự phong phú không chỉ thể hiện ở số lượng vài trăm định nghĩa về nó trên thế giới mà còn thể hiện ở sự khác biệt trong các lằn ranh quan niệm về nó, từ đó, dẫn đến những định hướng nghiên cứu khác nhau, những định hướng chính sách khác nhau gây nên không ít hệ lụy xã hội. Bài viết này sẽ sử dụng lý thuyết “văn hóa hàng ngày” (everyday culture) vốn đã được đề xuất từ lâu trong nghiên cứu văn hóa trên thế giới nhưng mới được quan tâm gần đây ở Việt Nam nhằm tìm hiểu việc kiến tạo và tái kiến tạo bản sắc văn hóa Tây Nam Bộ, từ đó làm rõ hơn tính biến đổi và tính đa dạng trong văn hóa vùng Tây Nam Bộ hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 12 năm 2020
Tác giả: TRẦN THỊ AN*
Tóm tắt: Trong thập niên 1960, 1970, các quốc gia Âu, Mỹ bước vào thời kỳ “bùng nổ giáo dục” nhưng vẫn tồn tại sâu sắc sự bất bình đẳng giáo dục ở mỗi quốc gia này. Do đó, đã có nhiều nghiên cứu với cách tiếp cận khác nhau nhằm nỗ lực tìm hiểu vấn đề bất bình đẳng về giáo dục, về cơ may thành công trong học tập, về mối quan hệ giữa trường học thời hiện đại và thế giới công nghiệp... Bài viết này giới thiệu tổng quát các hướng tiếp cận lý thuyết nổi bật về bất bình đẳng giáo dục được các nhà xã hội học thế giới quan tâm, từ đó gợi mở những nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 12 năm 2020
Tác giả: LÊ THỊ MỸ
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, bệnh nhân điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM không ngừng tăng lên. Trong đó, không ít trường hợp bệnh nhân không có người nhà chăm sóc, phải thuê người chăm sóc. Nhu cầu này làm xuất hiện một bộ phận lao động làm thuê chuyên chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện. Bài viết bước đầu tìm hiểu về các đặc điểm nhân khẩu - xã hội, cũng như tình trạng công việc, thu nhập và đời sống của những người làm công việc này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 12 năm 2020
Tác giả: NGUYỄN NGỌC ANH
Tóm tắt: Dưới tác động của quá trình biến đổi kinh tế xã hội và hội nhập, những biến đổi diễn ra trong gia đình là một xu hướng tất yếu. Bài viết đề cập đến những biến đổi về cấu trúc và chức năng gia đình ở người Châu Ro tại xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Cơ cấu gia đình của người Châu Ro có xu hướng chuyển từ gia đình nhiều thế hệ thành các gia đình hạt nhân; tự do hôn nhân và sự cởi mở trong việc kết hôn với những tộc người khác và khác tôn giáo ngày càng phổ biến và dễ dàng được chấp nhận. Bên cạnh đó, quá trình cộng cư với người Kinh, cùng với việc di cứ đến các nơi khác, nhất là ở các thành phố lớn để học tập và làm việc hiện nay đã làm thay đổi các chức năng kinh tế, văn hóa, giáo dục của gia đình người Châu Ro.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 12 năm 2020
Tác giả: NGUYỄN TẤN DÂN
Tóm tắt: Người Chơ-ro là một dân tộc người thiểu số tại chỗ, cư trú lâu đời và tập trung ở vùng Đông Nam Bộ. Người Chơ-ro sinh sống chủ yếu bằng hoạt động kinh tế nương rẫy và gắn với tín ngưỡng đa thần. Tìm hiểu biến đổi trong tín niệm và thực hành nghi lễ tín ngưỡng Thần Lúa của người Chơ-ro giúp hiểu thêm giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc này, trên cơ sở đó đề xuất việc bảo tồn và phát triển bền vững văn hóa dân tộc Chơ-ro hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 12 năm 2020
Tác giả: TRUONG QUANG DAT
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​