Tóm tắt: Trong những thập niên đầu thế kỷ XX, “nữ quyền” hay “nam nữ bình quyền” là chủ đề được bàn luận sôi nổi trên sách báo quốc ngữ, và “nữ quyền” đã nhanh chóng trở thành vấn đề tự nhận thức về quyền bình đẳng của phụ nữ. Báo Phụ nữ Tân văn ở Nam Bộ ra đời trong trào lưu ấy, và là tờ báo có nhiều đóng góp tích cực trong việc đấu tranh giải phóng phụ nữ. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích làm rõ những nội dung kêu gọi nữ quyền trên báo Phụ nữ Tân văn thời kỳ này như: phụ nữ phải có chức nghiệp, không sống phụ thuộc, chủ động về tài chính; phụ nữ phải được giáo dục, có tri thức; và vận động phụ nữ thoát khỏi những ràng buộc lạc hậu của lễ giáo phong kiến.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 12 năm 2019
Tác giả: MAI THỊ MỸ VỊ - LÊ THỊ HUYỀN
Tóm tắt: Đầu thế kỷ XXI, với thực lực và vị thế quốc tế không ngừng tăng lên, Liên bang Nga trở thành một chủ thể quyền lực có tầm quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Việc điều chỉnh chính sách đối ngoại và triển khai nhiều hoạt động thiết thực của Liên bang Nga đã tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga nói chung, quan hệ kinh tế nói riêng. Bài viết nghiên cứu sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Nga đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI; phân tích vị trí của Việt Nam trong chính sách Châu Á của nước này; từ đó đánh giá tác động của chính sách đối ngoại mới đến quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trên lĩnh vực kinh tế.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 12 năm 2019
Tác giả: BÙI THỊ HUYỀN
Tóm tắt: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa) (1955 - 1975) với mô hình hoạt động tương đối tự chủ, quản trị theo hướng “kỹ trị”, hạn chế sự thao túng chính sách do lợi ích từ các thành viên Hội đồng Quản trị và sự tham gia vào các cơ quan hành pháp hay lập pháp của các thành viên này. Chính từ đặc điểm này đã giúp cho Ngân hàng Quốc gia thực hiện tốt chức năng của một ngân hàng trung ương, giúp nền tài chính tiền tệ phần nào giữ được sự ổn định trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn lâu dài, nhất là sau năm 1965.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 12 năm 2019
Tác giả: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG YẾN
Tóm tắt: Quan hệ đồng tộc hay quan hệ nội tộc của người Chăm Islam thực chất là quan hệ đồng dân tộc - tôn giáo. Cùng với sự phát triển của xã hội và xu thế hội tụ của dân tộc, mối quan hệ ấy càng gắn kết hơn không những vì việc thực hành các giáo lý của tôn giáo mà còn thể hiện quan hệ tình thân, quan hệ làm ăn kinh tế cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau. Bài viết đề cập đến mối quan hệ đồng tộc của người Chăm Islam ở Nam Bộ cụ thể là người Chăm ở An Giang, với cộng đồng Chăm Islam ở TPHCM trong mối quan hệ về hôn nhân, cộng đồng và tôn giáo.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 12 năm 2019
Tác giả: HÁN THỊ THANH LAN
Tóm tắt: Bài viết phân tích, trao đổi về những điểm mới trong chế định về hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động 2019. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận định góp phần tiếp tục hoàn thiện việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn đặt ra.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 12 năm 2019
Tác giả: TRẦN QUỐC BẢO
Tóm tắt: Việt Nam cuối thập niên 1970 và thập niên 1980 đầy biến động cơ cấu xã hội và thân phận con người. Bài viết tìm hiểu tình hình nghiên cứu cơ cấu giai tầng xã hội ở Việt Nam thập niên 1980. Trong không gian nghiên cứu và thảo luận khoa học xã hội ngày ấy chật hẹp và khá cô lập với quốc tế, giới xã hội học Việt Nam đã cố gắng vượt lên chính mình và hoàn cảnh, nói những ý tưởng mới, làm những công trình thực nghiệm cụ thể, mà từ điểm nhìn hôm nay còn đọng lại nhiều ý nghĩa.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 12 năm 2019
Tác giả: BÙI THẾ CƯỜNG
Tóm tắt: Kinh tế chia sẻ đang là mô hình được kỳ vọng sẽ là “chìa khóa” để Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đi đầu phát triển một số ngành sản xuất và dịch vụ tiên tiến trong bối cảnh mô hình tăng trưởng truyền thống không còn nhiều dư địa. Thông qua nhận diện những thách thức của việc phát triển mô hình kinh tế chia sẻ, bài viết đề xuất một số khuyến nghị về chính sách nhằm giúp quản lý hiệu quả mô hình kinh tế này trong thời gian tới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 12 năm 2019
Tác giả: TRẦN MINH TÂM
Tóm tắt: Sử dụng số liệu từ Niên giám Thống kê giai đoạn 2011 - 2018 và ước tính cho hai năm 2019, 2020, bài viết tập trung phân tích thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn chiến lược 10 năm 2011 - 2020. Với phương pháp định tính, bài viết phân tích và đánh giá chỉ số tăng trưởng, thu nhập bình quân, dịch chuyển cơ cấu kinh tế và một số chỉ số kinh tế vĩ mô; so sánh kết quả thực hiện thời gian qua với các mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế. Đồng thời bài viết cũng chỉ ra những tồn tại, các nguyên nhân chưa thực hiện được các mục tiêu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế cho giai đoạn tới. Từ khóa: tăng trưởng, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, kinh tế vĩ mô.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 12 năm 2019
Tác giả: NGUYỄN THỊ CÀNH - NGUYỄN CHÍ HẢI - HUỲNH NGỌC CHƯƠNG
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​