Tóm tắt: Ngôn ngữ nào cũng có nhóm từ định vị không gian; tuy nhiên cơ chế tri nhận không gian, việc ý niệm hóa các quan hệ không gian và biểu đạt chúng bằng ngôn từ lại có sự khác biệt rất lớn giữa các cộng đồng ngôn ngữ. Bài viết mô tả và so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của TRÊN - DƯỚI trong tiếng Việt với các hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Anh trên cơ sở ngữ liệu song ngữ tổng hợp từ Tình yêu sau chiến tranh: Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đương đại (bản dịch tiếng Anh do nhà xuất bản Curbstone Press ấn hành). Từ đó, nhận diện những nét đặc thù và một số khuynh hướng trong ý niệm hóa và mã hóa quan hệ không gian trong tiếng Việt và tiếng Anh. Từ khóa: trên, dưới, khung quy chiếu, ý niệm hóa, mã hóa
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 12 năm 2018
Tác giả: Trần Văn Dương
Tóm tắt: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954), Sài Gòn là nơi chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh sôi nổi của báo chí đòi quyền thống nhất và độc lập cho đất nước. Bài viết này phân tích những mục tiêu và phương thức đấu tranh yêu nước trên một số tờ báo tiêu biểu thời kỳ này là Việt Bút tân văn và Thần Chung; qua đó làm rõ thêm sự tham gia của báo chí trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ (1945-1954). Từ khóa: báo chí Sài Gòn, kháng chiến chống Pháp, Việt Bút tân văn, Thần Chung
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 12 năm 2018
Tác giả: Mai Thị Mỹ Vị
Tóm tắt: Kể từ khi mở cửa internet năm 1997, Việt Nam dần dần trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) cao hàng đầu thế giới nhờ các chính sách hậu thuẫn mạnh mẽ của Nhà nước. Diện mạo hạ tầng kỹ thuật thay đổi trong mọi lĩnh vực xã hội kéo theo những biến chuyển tích cực trong các lĩnh vực xã hội và giáo dục. Trên nền tảng đó, CNTT-TT được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong đổi mới hoạt động dạy học, quản lý và điều hành giáo dục, cải thiện liên tục chất lượng của cả nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Đối với sinh viên, khả năng làm chủ các phương tiện CNTT-TT là một điều kiện cần thiết để hình thành nên năng lực công nghệ số và vai trò này là không thể bàn cãi đối với nền giáo dục đại học thế kỷ XXI. Người lao động phải thường xuyên tái định hướng, thay đổi chỗ làm, chức năng hay lĩnh vực nghề nghiệp… Do đó, sử dụng các công cụ số thành thạo, có ý thức và có chiều sâu sẽ trở thành chìa khóa giúp họ thành công. Trong bài này, chúng tôi nghiên cứu các mô hình năng lực công nghệ số đáp ứng nhu cầu xã hội phổ biến trên thế giới, và so sánh với hiện trạng tại Việt Nam nhằm gợi mở những hướng tiếp cận mới. Từ khóa: công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực công nghệ số, năng lực tin học, năng lực thông tin, năng lực internet
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 12 năm 2018
Tác giả: Nguyễn Tấn Đại - Pascal Marquet
Tóm tắt: Điểm đến du lịch luôn được coi là vấn đề cốt lõi cần được chú trọng đầu tư nghiên cứu trong hoạt động phát triển du lịch. Hiện nay ngành du lịch tỉnh Long An chưa có những điểm đến du lịch đặc thù chất lượng cao tạo điểm nhấn, ấn tượng, hấp dẫn để thu hút, lưu giữ du khách. Đây là một trong những những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc chưa tận dụng được hết lợi thế, tiềm năng sẵn có của điểm đến. Vì vậy, bài viết này nghiên cứu các hoạt động quản lý và các giải pháp về điểm đến để phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Long An. Từ khóa: chiến lược phát triển du lịch, quản lý điểm đến du lịch, du lịch Long An
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 12 năm 2018
Tác giả: Đặng Hữu Giang
Tóm tắt: Việc thực hiện chính sách thu hồi và chuyển nhượng đất ở Đông Nam Bộ trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã nảy sinh những xung đột lợi ích, tình trạng khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai có xu hướng phức tạp. Một trong những nguyên nhân đã được Thanh tra Chính phủ kết luận là do sai phạm trong chính sách quản lý đất đai tại các địa phương. Qua phân tích, đánh giá thực trạng khiếu nại tố cáo liên quan đến vấn đề đất đai có xu hướng ngày càng gia tăng và kéo dài của Vùng thời gian qua, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát quyền lực trong thực hiện chính sách thu hồi và chuyển nhượng đất, đồng thời hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước trong thực hiện chính sách đất đai vùng Đông Nam Bộ. Từ khóa: chính sách thu hồi và chuyển nhượng đất, kiểm soát quyền lực, Đông Nam Bộ
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 12 năm 2018
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy - Nguyễn Vân Nam
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​