Tóm tắt: Phụ nữ nói chung có vai trò rất lớn trong việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, kết quả khảo sát những người mẹ, người bà ở thành phố Trà Vinh cho thấy họ chưa ý thức rõ được điều đó. Tất cả các hình thức giao tiếp để một người bà, người mẹ lưu truyền ngôn ngữ cho con cháu đều được những phụ nữ ở đây sử dụng rất hạn chế, cả về số người lẫn mức độ. Đó là một trong những lý do làm cho thế hệ trẻ người Khmer sử dụng tiếng mẹ đẻ ngày một kém đi.
Nguồn:
Tác giả: HỒ XUÂN MAI
Tóm tắt: Bài viết này khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề mưu sinh của cư dân ven biển tại hai xã Bình An và xã Bình Trị thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Điều cần quan tâm nhất ở đây là tai biến môi trường (hạn hán, xâm nhập mặn, bồi lấp, sạt lở đất…) đã, đang và sẽ diễn ra dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và xung đột môi trường (một biến thể của xung đột xã hội) giữa cư dân địa phương và các tổ chức kinh tế tại hai xã này.
Nguồn:
Tác giả: PHAN THỊ YẾN TUYẾT
Tóm tắt: Tình trạng đất bỏ hoang (vacant land) được xem là một trong những hệ quả của quá trình đô thị hóa. Hiện tượng này đang trở nên phổ biến tại hầu hết các thành phố, không chỉ ở các thành phố có tốc độ phát triển năng động mà cả ở các thành phố có tỷ lệ dân số giảm dần (shrinking cities). Điều này gây ra sự phân mảnh về không gian đô thị và đi kèm là các vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội, môi trường. Nông nghiệp đô thị được xem là một giải pháp mang tính hứa hẹn trong việc giải quyết tình trạng bỏ hoang của đất đai thông qua cách tiếp cận sử dụng mang tính tạm thời. Bài viết dưới đây trình bày cơ sở lý luận về nông nghiệp đô thị và vai trò của nông nghiệp đô thị đối với việc sử dụng đất bỏ hoang trong khu vực đô thị hiện nay.
Nguồn:
Tác giả: VÕ DAO CHI
Tóm tắt: Vai trò quan trọng của nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế địa phương ngày càng được khẳng định. Dựa trên quan điểm lý thuyết marketing địa phương, bài viết phân tích hiện trạng và khả năng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Dương, qua đó đưa ra những đề xuất để tăng sức hấp dẫn của tỉnh đối với nhân lực chất lượng cao.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN LAN HƯƠNG
Tóm tắt: Xuyên ngành xuất hiện từ sự phê phán cấu hình tri thức chuẩn của các bộ môn trong chương trình giảng dạy, gồm cả những quan ngại về đạo đức và luân lý. Những tuyên ngôn về xuyên ngành xuất hiện trước tiên trong thập niên 1970, trong thời kỳ cao điểm chính phủ hỗ trợ khoa học và đại học rồi thoái giảm sau đó. Thoạt đầu tập trung vào các vấn đề nhận thức luận và kế hoạch hóa đại học tương lai và chương trình đào tạo. Sau một sự ngủ quên, xuyên ngành tái nổi lên trong thập niên 1990 như là một chủ đề cấp bách liên quan đến giải pháp cho những quan ngại mới mang tính toàn cầu, phức tạp cao, bắt đầu với biến đổi khí hậu và tính bền vững, rồi mở rộng sang nhiều lĩnh vực liên quan đến khoa học, công nghệ, vấn đề xã hội và chính sách, giáo dục và nghệ thuật. Ngày nay, đặc trưng của xuyên ngành là tập trung vào “những vấn đề ác tính” đòi hỏi giải pháp sáng tạo, là niềm tin của nó vào sự tham gia của các bên liên quan, vào sự thực hành một khoa học có trách nhiệm xã hội. Vừa nghiên cứu đa cấp độ thế giới thực vừa thực hiện đa góc nhìn thế giới thực, xuyên ngành cung cấp một tiềm năng hấp dẫn khích động hoạt động nghiên cứu cả bên trong lẫn bên ngoài giới hàn lâm.
Nguồn:
Tác giả: JAY HILLEL BERNSTEIN
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​