Tóm tắt: Bình Dương là một tỉnh nằm trong tam giác công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Nhằm thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, nâng cao chất lượng lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp chính là yếu tố then chốt của tỉnh này. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình IPE&AEG của Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2019) để đánh giá khả năng đáp ứng của lao động đối với yêu cầu của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy thực trạng mức độ đáp ứng của người lao động đối với yêu cầu của doanh nghiệp về trình độ và các kỹ năng, trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đào tạo nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng lao động cho ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 11(319)2024
Tác giả: PHAN TUẤN ANH
Tóm tắt: Điện gió là một trong những ngành công nghiệp năng lượng tái tạo phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và được Đảng bộ Bến Tre xác định là ngành công nghiệp chủ lực được tập trung phát triển trong giai đoạn 2021 - 2030 của tỉnh. Trên cơ sở dữ liệu từ báo cáo địa phương và ý kiến người dân, bài viết phân tích tình hình triển khai dự án và bước đầu đi vào vận hành, khai thác năng lượng điện gió tại nơi đây, trên cơ sở đó khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dự án tại địa phương.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 11(319)2024
Tác giả: NGUYỄN TẤN DÂN
Tóm tắt: Từ cuối thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XXI, quá trình biến đổi dân số diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, học giả ở các quốc gia đã dành nhiều sự quan tâm đến hành vi sinh sản, các quyết định liên quan việc sinh con và mức sinh. Nghiên cứu giới thiệu một số quan điểm lý thuyết về những lĩnh vực này và khả năng ứng dụng của chúng tại Việt Nam. Các lý thuyết được trình bày ở đây bao gồm: lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý thuyết chuẩn mực, lý thuyết mạng lưới xã hội, lý thuyết tiến hóa văn hóa và lý thuyết hành vi có kế hoạch.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 11(319)2024
Tác giả: LÊ THỊ MỸ
Tóm tắt: Sản xuất nông nghiệp chịu nhiều tác động do biến đổi khí hậu. Để việc sản xuất nông nghiệp bền vững và tăng khả năng chống chịu với diễn biến phức tạp của thời tiết, đòi hỏi hộ nông dân phải có những nguồn lực tốt. Sử dụng nguồn tư liệu định lượng và định tính khảo sát năm 2024, nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng sinh kế nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân ở huyện An Phú, tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến đổi khí hậu ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp của người dân: như thời tiết cực đoan, thời gian mưa và lượng mưa thất thường, hạn hán đã dẫn đến tình trạng mất mùa, năng suất cây trồng vật nuôi giảm, chi phí sản xuất tăng, công chăm sóc tăng lên. Trên cơ sở phân tích làm rõ thực trạng, bài viết khuyến nghị giải pháp nhằm tăng tính bền vững trong sinh kế nông nghiệp của cư dân An Phú, An Giang.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 11(319)2024
Tác giả: HÀ THÚC DŨNG