Tóm tắt: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh thể hiện mục tiêu, lý tưởng chính trị mang tính nhân văn, bản lĩnh, trí tuệ và phong cách chính trị cùng năng lực hoạt động chính trị sáng tạo của Người. Di sản đó cần được tiếp nối, thẩm thấu vào nhận thức và thực tiễn hoạt động lãnh đạo, điều hành đất nước của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở nước ta nói chung và ở TPHCM nói riêng. Thực tiễn xây dựng và phát triển Thành phố trong những năm đổi mới cho thấy: trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên là một trong những yếu tố nội sinh quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của đô thị đặc biệt này. Trong đó, tiếp tục nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ trọng tâm, để hoàn thiện năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng và năng lực điều hành của chính quyền địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển Thành phố ở hiện tại và tương lai.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 11(291)2022
Tác giả: BÙI THỊ THU HIỀN
Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay của thế giới. Trong đó, khí nhà kính do con người gây ra là nguyên nhân chính cho những thay đổi khí hậu. Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong khoảng hai thập niên vừa qua, các biểu hiện của BĐKH và nước biển dâng càng lúc càng rõ ràng hơn. Tác động tiêu cực của BĐKH đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Nghiên cứu này đề cập các giải pháp chính sách thích ứng với môi trường và ứng phó BĐKH cho vùng với nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu trước diễn biến phức tạp của BĐKH.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 11(291)2022
Tác giả: PHẠM HỒNG NHẬT
Tóm tắt: Nghiên cứu khảo sát 343 doanh nghiệp tại TPHCM để đánh giá về nhận thức và khai thác cơ hội từ các chính sách hỗ trợ đổi mới. Kết quả cho thấy, mặc dù mức độ nhận thức các chính sách hỗ trợ đổi mới của các nhà quản lý doanh nghiệp khá cao nhưng mức độ khai thác cơ hội từ những chính sách này lại thấp hơn mức độ nhận thức. Sự chênh lệch này xuất phát từ những rào cản và khả năng của doanh nghiệp tiếp cận và khai thác cơ hội từ chính sách hỗ trợ đổi mới. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề ra một số giải pháp thu hẹp khoảng cách này như tăng cường năng lực đổi mới của các doanh nghiệp, liên kết giữa viện/trường đại học với doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ, tăng cường hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ, thực hiện hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm nguồn tài trợ cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động đổi mới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 11(291)2022
Tác giả: LÊ DIỄM THU
Tóm tắt: Phân tích mạng lưới xã hội (Social Network Analysis - SNA) là một phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XXI. Với khả năng phân tích mạnh mẽ dựa trên lối tiếp cận cấu trúc được hỗ trợ ngày càng nhiều từ các tiến bộ về mặt toán học và phần mềm, SNA trở thành một phương pháp tiếp cận đa ngành có tiềm năng ứng dụng cao trong trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội. Trên cơ sở tổng quan một số công trình nghiên cứu về mạng lưới xã hội ở Việt Nam trong thời gian gần đây, bài viết tập trung tìm hiểu một số đặc điểm về chủ đề và phương pháp nghiên cứu, đặc biệt trong việc áp dụng SNA so với xu hướng chung hiện nay trên thế giới. Từ đó gợi ý khả năng áp dụng SNA vào trong các nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 11(290)2022
Tác giả: NGUYỄN NGỌC TOẠI
Tóm tắt: Cùng với sự phát triển của các hình thức thanh toán điện tử, trong những năm gần đây ví điện tử đang được người tiêu dùng ở TPHCM lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, người sử dụng ví điện tử hiện nay đang gặp một số trở ngại. Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng và những hạn chế, rủi ro mà người tiêu dùng thường gặp phải, bài viết đưa ra một số biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng ở TPHCM.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 11(291)2022
Tác giả: NGUYỄN THỊ VÂN
Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 diễn ra trên phạm vi toàn cầu trong ba năm qua đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại nhiều quốc gia. Đặc biệt, là sức khỏe tinh thần người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong và bị biến chứng nặng ở người cao tuổi khá cao. Bài viết dựa trên các kết quả nghiên cứu đã được công bố để tìm hiểu một số vấn đề về sức khỏe tinh thần của người cao tuổi trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và khuyến nghị một số chính sách chăm sóc người cao tuổi trong thời gian tới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 11(291)2022
Tác giả: NGUYỄN THỊ CÚC TRÂM
Tóm tắt: Hình thức cư trú trên nền đất đắp là một trong những loại hình di tích đặc trưng nổi bật của các di tích thời tiền sử trên địa bàn tỉnh Long An. Loại hình này phản ánh khả năng thích nghi và ứng phó của con người thời tiền sử với thiên nhiên, khả năng tác động - cải biến điều kiện tự nhiên phù hợp với nhu cầu tồn tại cũng như trình độ phát triển của cộng đồng cư dân thời kỳ này. Khu vực cư trú cổ tại di tích Rạch Núi được tạo nên bằng đất sét, cát, nhuyễn thể và cây rừng, nền đất được nện và có nhiều vết cháy cứng tạo thành các nền cư trú khô ráo. Cuộc khai quật năm 2012 đã xác định được di tích cư trú gồm hàng chục giai đoạn đắp và gia cố các nền đất, trên đó là vết tích của các cấu trúc lợp bằng thực vật, là nơi cư trú của người cổ trong hơn 200 năm. Trong khung thời gian này, 13 giai đoạn xây dựng chính đã được xác định, theo đó từng nền tảng và tất cả các cấu trúc trên đó được thay thế liên tiếp.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 11(291)2022
Tác giả: LÊ HOÀNG PHONG
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​