Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân, đặc biệt là nhóm dân cư dễ bị tổn thương, trong đó có người lao động di cư ở khu vực kinh tế phi chính thức. Bài viết nêu ra những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến thị trường lao động việc làm nói chung và vấn đề việc làm – thu nhập cũng như cách ứng phó của người lao động di cư ở khu vực phi chính thức qua phân tích một số kết quả nghiên cứu ở Việt Nam. Kết quả đánh giá cho thấy những tác động tiêu cực của dịch COVID-19 khiến người lao động di cư phải đối diện với những khó khăn và rủi ro như mất việc làm, giảm hoặc mất thu nhập, buộc họ phải có những chiến lược ứng phó cấp bách. Bài viết cũng gợi mở một số chính sách xã hội nhằm hỗ trợ người lao động di cư phi chính thức thích ứng với bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 11(279)2021
Tác giả: TRẦN THANH HỒNG LAN
Tóm tắt: Bài viết sử dụng dữ liệu điều tra định lượng và định tính năm 2013-2014 tại ba vùng nông thôn Việt Nam, kết quả cho thấy nam giới chi trả cho việc điều trị bệnh mãn tính cao hơn nữ giới. Dựa trên quan điểm của khung lý thuyết tương đối văn hóa và kinh tế - chính trị bài viết lý giải sự khác biệt giới về chi tiêu cho điều trị bệnh của cư dân nông thôn Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 11(279)2021
Tác giả: NGUYỄN THỊ NHUNG
Tóm tắt: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động là nhiệm vụ đầu tiên mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Bài viết tập trung làm rõ vai trò của khoa học - công nghệ đối với thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của Thành phố trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển khoa học - công nghệ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố trong tương lai.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 11(279)2021
Tác giả: HỒ VIỆT HÀ
Tóm tắt: Quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội về phát triển kinh tế và giảm nghèo ở các nước đang phát triển, nhưng cũng đem đến những thách thức trong việc gia tăng bất bình đẳng xã hội giữa các nhóm dân cư. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế có nhiều biến chuyển. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy sự biến đổi cơ chế kinh tế dẫn đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội đã làm cho xu hướng phân tầng xã hội ngày càng mạnh mẽ hơn, và ảnh hưởng đến di động xã hội của người lao động.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 11(279)2021
Tác giả: HÀ THÚC DŨNG