Tóm tắt: Trên cơ sở dữ liệu của cuộc khảo sát “Tình hình sinh kế của nhóm người buôn bán hàng rong”, bài viết này tập trung phân tích các đặc điểm nổi bật của người bán hàng rong tại Thành phố Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu đưa đến hình dung về những người bán hàng rong tại Thành phố Trà Vinh như sau: (1) họ là những người sinh ra và lớn lên ở Trà Vinh; chủ yếu là người dân tộc Khmer; có trình độ học vấn thấp và kinh tế gia đình khó khăn; (2) những người bán hàng rong chủ yếu là nữ giới và có độ tuổi tương đối cao; (3) lợi nhuận người bán hàng rong thu về tỷ lệ thuận với số tiền đầu tư họ bỏ ra tuy nhiên đa số họ chỉ có khả năng đầu tư số vốn ban đầu ít; (4) thu nhập của người bán hàng rong mặc dù không cao nhưng lại là nguồn đóng góp chính cho kinh tế hộ gia đình của họ.
Nguồn:
Tác giả: HÀ THÚC DŨNG - NGUYỄN THỊ CÚC TRÂM
Tóm tắt: Xuất phát từ tính chất đặc thù, riêng có, trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã có sự tồn tại của một bộ phận người có uy tín. Họ vừa là chứng nhân của một quá trình biến động văn hóa mạnh mẽ của vùng đất này, đồng thời cũng chính là chủ thể quan trọng trong việc gìn giữ, lưu truyền và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp đó. Bài viết này tập trung làm rõ những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng Tây Nguyên; những tiêu chí xác định người có uy tín trong cộng đồng tộc người thiểu số, đặc biệt là luận giải vai trò của người có uy tín và gợi mở một số chính sách nhằm phát huy vai trò của chủ thể này trong gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
Nguồn:
Tác giả: LÊ HOÀNG VIỆT LÂM
Tóm tắt: Vùng giồng cát duyên hải Tây Nam Bộ là bộ phận cấu thành nên đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, đồng thời là địa bàn quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Óc Eo. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, hàng loạt dấu tích văn hóa vật chất thời kỳ văn hóa Óc Eo, đặc biệt là giai đoạn văn hóa Óc Eo muộn, đã được phát hiện trên vùng đất này. Bài viết tổng hợp những nguồn tư liệu mới giúp nhận diện các đặc trưng văn hóa, khung niên đại cũng như xác định vị trí – mối quan hệ của các di tích khảo cổ học trên vùng đất này trong bối cảnh văn hóa Óc Eo ở Tây Nam Bộ, qua đó, làm rõ những đặc trưng riêng của loại hình di tích kiến trúc tôn giáo và những chuyển biến về tôn giáo, văn hóa, xã hội của các cộng đồng cư dân cổ trên vùng đất này.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN QUỐC MẠNH
Tóm tắt: Thế kỷ XVII - XVIII là giai đoạn phát triển sôi động của kinh tế Đại Việt nói chung, đặc biệt là kinh tế Đàng Trong nói riêng. Trong bối cảnh cần một lực đẩy để nhanh chóng nâng cao sức mạnh của mình trong thế đối sánh với Đàng Ngoài nhằm giữ vững và phát triển vùng đất mới gây dựng, chúa Nguyễn đã có những chính sách thông thoáng kêu gọi và thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước phương Tây, phát triển nền kinh tế ngoại thương. Thời gian này, hầu hết các nền hải thương lớn của thế giới như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… đều tìm đến, đặt vấn đề và tiến hành các hoạt động buôn bán với Đàng Trong. Đây là một hiện tượng đặc biệt chưa từng có trong lịch sử trước đó.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN ĐÌNH CƠ
Tóm tắt: Bài viết bao gồm các nội dung về việc vận dụng cơ chế điều tiết của luật tục ở Tây Nguyên và việc nhìn nhận vấn đề “đa dạng luật” ở các cộng đồng dân tộc thiểu số theo hướng một cách nhìn công bằng hơn về vai trò của cả luật tục và luật pháp. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra rằng, việc thấu hiểu mối tương tác giữa các chuẩn mực xã hội trong phạm vi một cộng đồng và nhấn mạnh luật pháp chỉ như một trong nhiều chuẩn mực xã hội tác động tới mô hình hành vi ứng xử của con người là những điểm trọng tâm trong quá trình vận dụng luật tục trong quản lý xã hội ở cộng đồng người dân tộc thiểu số.
Nguồn:
Tác giả: TRƯƠNG THỊ HIỀN
Tóm tắt: Bài viết chủ yếu dựa trên cơ sở dữ liệu về các khu công nghiệp của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và cuộc khảo sát định tính từ đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020”, do tác giả làm chủ nhiệm (6 - 7/2015). Nội dung của bài viết tập trung phân tích thực trạng phát triển của các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương hiện nay trên các khía cạnh thành lập, quản lý, đầu tư, môi trường và nguồn nhân lực. Những phân tích thực trạng này cho thấy khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương thoe định hướng đến năm 2020 còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với yêu cầu phát triển một nền công nghiệp xanh.
Nguồn:
Tác giả: HOÀNG THỊ THU HUYỀN
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​