Tóm tắt: Bài viết khái quát đôi nét về báo chí Hoa ngữ tại Sài Gòn nửa đầu thế kỷ XX thông qua một số tư liệu trong và ngoài nước đề cập đến chính sách của chính quyền Pháp đối với hoạt động báo chí và tình hình hoạt động của báo chí Hoa ngữ lúc bấy giờ. Qua đó, góp thêm tư liệu cho những nghiên cứu về đời sống xã hội, văn hóa của người Hoa ở Sài Gòn.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 9(289)2022
Tác giả: PHẠM NGỌC HƯỜNG
Tóm tắt: Di tích đất đắp dạng tròn Thuận Phú 2, được bao quanh bởi bờ đất đắp cao 2m và hào sâu và có cấu trúc hai lối ra vào đối xứng theo trục tây bắc - đông nam. Ngôi “làng tròn” nằm trên cao nguyên đất đỏ Bình Phước này có đường kính hơn 320m. Mười một hố thám sát được đào tại nhiều vị trí khác nhau cho thấy cư dân cổ chỉ sinh sống ở khu vực bên trong dọc theo vòng hào, với tầng văn hóa dày khoảng 0,5m - 1m. Các hố khu trung tâm và bên ngoài hào, trên vòng đất đắp hoàn toàn không có vết tích cư trú. Tổ hợp di vật của Thuận Phú 2, bao gồm các công cụ đá và gốm, cho thấy mối liên hệ rõ ràng với văn hóa Đồng Nai và vùng Vàm Cỏ. Cư dân cổ ở đây đã sản xuất nông nghiệp, dựa trên mẫu lúa Japonica với niên đại phân tích bằng phương pháp AMS trực tiếp cho kết quả 3.632 - 3.470 cal BP.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 9(289)2022
Tác giả: ĐẶNG NGỌC KÍNH - NGUYỄN NHỰT PHƯƠNG
Tóm tắt: Cộng đồng Chăm Islam ở ấp Bến Đò 2 là hình ảnh về những người Chăm theo Hồi giáo Sunni hiền hòa, coi trọng đạo đức, sống hòa thuận với nhau và giữ gìn những cấm kỵ của người theo đạo. Hồi giáo chi phối nhiều khía cạnh trong đời sống của người Chăm nơi đây. Trong các hoạt động sinh kế, người Chăm chiu sư chi phối của đức tin tôn giáo và hướng tới thực hành theo đức tin tôn giáo.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 9(289)2022
Tác giả: PHAN THANH LỜI
Tóm tắt: Trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Hưng, các cộng đồng tộc người tham gia vào tất cả các bước thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy bên cạnh những ưu điểm, các cộng đồng tộc người chưa phát huy tối đa vai trò của các tổ chức; hạn chế về nhận thức, năng lực giám sát; thụ động trong các cuộc họp… Trong đo, sự tham gia của cộng đồng người Chăm và cộng đồng người Kinh co sự khác nhau. Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện dân chủ ở cơ sở một cách thực chất, hiệu quả; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động; nâng cao năng lực cộng đồng tộc người, phát huy vai trò của người co uy tín trong cộng đồng tộc người...
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 9(289)2022
Tác giả: NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT