Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu một số hoạt động giáo dục của người Hoa tại Sài Gòn giai đoạn 1900 - 1954, bao gồm: chính sách của chính quyền thuộc địa Pháp đối với hoạt động giáo dục của người Hoa; chế độ học tập, sách giáo khoa và các giai đoạn phát triển của trường học người Hoa. Hoạt động giáo dục của người Hoa đã được sự ủng hộ và hỗ trợ rất lớn của cộng đồng người Hoa, đặc biệt là giới thương gia. Bên cạnh đó các trường học của người Hoa còn được chính quyền thuộc địa Pháp tạo điều kiện và được chính quyền Trung Quốc (Trung Hoa Dân quốc ở Trung Quốc trước 1949 và ở Đài Loan sau năm 1949) hỗ trợ về chương trình và sách giáo khoa. Nghiên cứu về giáo dục của người Hoa giai đoạn này nhằm tìm hiểu một phương thức bảo tồn và phát triển văn hóa của người Hoa ở Nam Bộ giai đoạn 1900 - 1954.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 9 năm 2018
Tác giả: Phạm Ngọc Hường
Tóm tắt: Phạm Đình Hổ là một nhà văn hóa nổi tiếng dưới thời Lê mạt, Nguyễn sơ. Ông mang nhiều trăn trở với sự hưng phế của nền giáo dục nước nhà. Những quan niệm về giáo dục của Phạm Đình Hổ mang tính triết lý sâu sắc nhằm xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam dưới thời phong kiến. Bài viết tìm hiểu những quan niệm về triết mỹ trong giáo dục, cụ thể là về giáo dục nhân cách con người; về trau dồi học vấn, học thuật; về phương thức dạy học; về học tập, thi cử của ông qua tác phẩm Vũ trung tùy bút.
Nguồn: Tap chí Khoa học Xã hội số 09 năm 2020
Tác giả: TRẦN THỊ TÚ NHI
Tóm tắt: Đào tạo đại học và thực nghiệp của Việt Nam hiện nay đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và xã hội. Quan tâm tới mức độ đáp ứng giữa đào tạo đại học và thực nghiệp, bài viết tập trung làm rõ các vấn đề qua khảo sát như: những tiêu chí chủ yếu sinh viên hướng tới khi chọn ngành học/trường; mức độ đáp ứng của cơ sở đào tạo; năng lực học tập và nghiên cứu của sinh viên; tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành; rào cản trong thực nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị về đào tạo đại học khối ngành I, III, VII và thực nghiệp hiện nay.
Nguồn: Tap chí Khoa học Xã hội số 09 năm 2020
Tác giả: NGUYỄN THỊ LUYỆN - NGUYỄN NGỌC TOẠI
Tóm tắt: Mua sắm trực tuyến tại TPHCM ngày càng phát triển tuy nhiên không ít người tiêu dùng e ngại về mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; lo sợ hàng hóa nhận được không đúng yêu cầu; khi bị vi phạm quyền lợi thường phải tự giải quyết, ngại mất thời gian khiếu kiện… Trên cơ sở phân tích hiện trạng về những lợi ích và rủi ro mà người tiêu dùng gặp phải, bài viết đồng thời kiến nghị một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động mua sắm trực tuyến.
Nguồn: Tap chí Khoa học Xã hội số 09 năm 2020
Tác giả: NGUYỄN THỊ VÂN
Tóm tắt: Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ là những nước có đặc điểm văn hóa và điều kiện phát triển khá tương đồng với Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, nhưng nhờ những cải cách, phát triển giáo dục - đào tạo nên nhanh chóng trở thành các nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu Châu Á. Bài viết phân tích các chính sách cải cách và phát triển giáo dục - đào tạo ở các nước này nhằm có thể tham khảo cho TPHCM trong quá trình hoạch định chính sách, chiến lược để phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật.
Nguồn: Tap chí Khoa học Xã hội số 09 năm 2020
Tác giả: PHAN TUẤN ANH
Tóm tắt: Nghiên cứu về làng xã ở Việt Nam từ trước đến nay, chủ yếu tiếp cận dựa trên các khoa học chuyên ngành, như: lịch sử, văn hóa học, dân tộc học, xã hội học, luật học, kinh tế học... Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của khoa học xã hội và nhân văn đã xuất hiện nhiều lý thuyết, nhiều phương pháp tiếp cận mới, trong đó có tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học. Chính vì vậy, việc vận dụng hướng tiếp cận liên ngành và khu vực học vào nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nói chung và nghiên cứu làng xã ở Việt Nam nói riêng đòi hỏi nhiều cố gắng của mỗi nhà nghiên cứu cũng như nhóm nghiên cứu. Bài viết bước đầu đưa ra nhận thức về tiếp cận liên ngành và khu vực học trong nghiên cứu làng xã ở Việt Nam, qua đó làm cơ sở lý thuyết trả lời câu hỏi nghiên cứu: Tiếp cận làng xã Việt Nam theo hướng liên ngành và khu vực học – khó khăn và triển vọng.
Nguồn: Tap chí Khoa học Xã hội số 09 năm 2020
Tác giả: ĐỖ DANH HUẤN
Tóm tắt: Nhóm La Lutte ra đời vào năm 1933 tại Nam Kỳ, là nhóm trí thức hoạt động ở lĩnh vực báo chí, biểu tình, diễn thuyết và vận động nghị trường đòi dân sinh, dân chủ công khai trước chính quyền thực dân. Những hoạt động của nhóm trở thành nguồn động viên tinh thần đấu tranh cho nhân dân lao động và trí thức Nam Kỳ lúc bấy giờ, nhất là cho phong trào đấu tranh chống Pháp ở Nam Kỳ trước 1945.
Nguồn: Tap chí Khoa học Xã hội số 09 năm 2020
Tác giả: HUỲNH BÁ LỘC
Tóm tắt: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở người Stiêng thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, khi phân tích ở khía cạnh đa chiều tỷ lệ nghèo vẫn cao do những thiếu hụt về bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Có nhiều yếu tố tác động đến giảm nghèo bền vững ở người Stiêng, như: trình độ học vấn và tay nghề còn thấp, bất bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo, phần lớn người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, việc làm chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và lao động giản đơn, y tế và chăm sóc sức khoẻ hạn chế… Trên cơ sở phân tích thực trạng các yếu tố tác động, bài viết đề xuất giải pháp về nhằm giảm nghèo bền vững cho người Stiêng.
Nguồn: Tap chí Khoa học Xã hội số 09 năm 2020
Tác giả: NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​