Tóm tắt: Xuất phát từ phong trào chống lại Bà-la-môn giáo, cùng với Lokayata và Jaina, Phật giáo có cách tiếp cận và lý giải về vấn đề con người và nhân sinh khác với tư tưởng truyền thống bắt nguồn từ kinh Veda của Ấn Độ. Phật giáo quan niệm thế giới vô thường, vô ngã; con người được cấu tạo từ ngũ uẩn nên xuất hiện hay biến mất là do nhân duyên. Bài viết sử dụng cách tiếp cận biện chứng duy vật, kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ quan điểm này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 8(276)2021
Tác giả: CHÂU VĂN NINH
Tóm tắt: Ngô Thì Nhậm với tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc đã trở thành nhà ngoại giao kiệt xuất của Việt Nam thế kỷ XVIII. Ngô Thì Nhậm thoát ra khỏi những ràng buộc của hệ tư tưởng chính trị phong kiến, quan điểm “trung quân” của Nho giáo, đứng về phía chính nghĩa, phía nhân dân trong việc bảo vệ những giá trị văn hóa dân tộc và trên hết là sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ trước sự xâm lược của nhà Thanh. Tìm hiểu tư tưởng yêu nước của Ngô Thì Nhậm góp phần học tập và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 8(276)2021
Tác giả: NGUYỄN TRUNG DŨNG - LƯU ĐÌNH VINH
Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu về đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai (năm 2018) trên cở sở tiếp cận thuyết vị lợi và quyền lợi đạo đức cho thấy, vấn đề đạo đức được doanh nghiệp quan tâm, chủ động và tích cực xây dựng; và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh. Song nếu so sánh đối chiếu quá trình phát triển thương hiệu dài hạn của doanh nghiệp với 17 thuộc tính đạo đức trong và ngoài thì nhận thức đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều lỗ hổng, đặc biệt là nhận thức về thực hiện quyền lợi đạo đức cho người lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 8(276)2021
Tác giả: NGUYỄN ĐẶNG MINH THẢO - NGUYỄN THỊ MINH CHÂU
Tóm tắt: Từ kết quả phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển thành phố đảo Phú Quốc từ 2018 đến 2020, bài viết đưa ra 4 giải pháp: 1) tăng cường đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển và cơ sở hạ tầng du lịch; 2) nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch; 3) thực hiện khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển; 4) đẩy mạnh phát triển du lịch xanh và bền vững nhằm phát triển bền vững du lịch biển thành phố đảo.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 8(276)2021
Tác giả: VŨ TUẤN HƯNG - NGUYỄN DANH NAM - UÔNG THỊ NGỌC LAN
Tóm tắt: Trong những năm gần đây thuật ngữ “Cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ tư” được đề cập nhiều và trở thành một yêu cầu tất yếu để phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục... của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng. Nghiên cứu tìm hiểu các đặc thù và xu hướng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; những tác động của cuộc cách mạng này đến thay đổi kinh tế và phát triển nguồn nhân lực tại TPHCM. Trên cơ sở xem xét thực trạng nguồn nhân lực của TPHCM hiện nay và mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực đối với yêu cầu phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế do tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kết hợp các dự báo về xu hướng phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu nêu lên những vấn đề cần giải quyết, đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho TPHCM trong giai đoạn tới, đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi kinh tế số.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 8(276)2021
Tác giả: NGUYỄN THỊ CÀNH
Tóm tắt: Nguyễn Trãi là một trong vài tác gia lớn của nền văn học cổ điển Việt Nam. Ông còn là một nhà ngoại giao kiệt xuất, một nhà chiến lược quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa được thế giới tôn vinh. Tuy xuất thân là nhà Nho nhưng trong thơ văn và tư tưởng của ông, không chỉ thuần túy thể hiện tư tưởng Nho gia mà còn thể hiện tư tưởng thiền Phật và Lão Trang. Riêng về cảm quan Thiền đạo trong thơ Nguyễn Trãi, một số nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến nhưng chưa đi sâu lý giải cội nguồn và nguyên do. Bài viết trình bày cảm quan Thiền đạo của ông qua hai tập thơ Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập. Từ khóa: Nguyễn Trãi, cảm quan Thiền đạo, Ức Trai thi tập; Quốc âm thi tập
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 8(276)2021
Tác giả: NGUYỄN CÔNG LÝ - NGUYỄN CÔNG THANH DUNG
Tóm tắt: Người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long đa phần theo Phật giáo Nam tông, nên triết lý nhân sinh “sống gửi, thác về” được đề cập đến trong hầu hết các tôn giáo trong đó có Phật giáo Nam tông đã chi phối mọi hoạt động của họ. Song song việc tìm hiểu sự tác động của triết lý này đến đời sống, hành vi tôn giáo, bài viết phân tích hoạt động kinh tế của người Khmer dưới sự chi phối bởi yếu tố chánh nghiệp, chánh mạng để tạo ra lợi ích chân chính nhằm nuôi sống bản thân, gia đình, cũng như dùng lợi ích này để cúng dường chư tăng, hồi hướng công đức cho người thân quá cố và góp tiền làm từ thiện, xem đây như những hình thức sống tốt ở cõi tạm nhằm tạo ra nhiều quả phước để được hưởng ở kiếp sau.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 8(276)2021
Tác giả: HUỲNH NGỌC THU
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​