Tóm tắt: Nông nghiệp được xem là động lực quan trọng trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững kinh tế quốc gia. Một trong những hình thức hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh vững tin, tránh được những rủi ro trong bước đầu khởi nghiệp là thành lập vườn ươm doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Bài viết tìm hiểu thực trạng hoạt động của Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghiệp cao tại TPHCM, qua đó, bài viết đề xuất một số các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.
Nguồn: Tap chí Khoa học Xã hội số 08 năm 2020
Tác giả: LÊ DIỄM THU
Tóm tắt: Khi Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực, nhiều địa phương đã tiến hành giải thể hợp tác xã cũ và thành lập hợp tác xã mới. Hợp tác xã theo luật mới mang trong mình một kết cấu mới. Nhưng thực tế là việc tạo dựng một hợp tác xã kiểu mới không dễ dàng. Ở xã Hải Vân chưa có nhiều nông dân sẵn lòng tham gia góp vốn vào hợp tác xã mới. Xét trên nền tảng luật mới, hoạt động của tổ chức mới thành lập chưa hẳn đúng nghĩa là một hợp tác xã. Tuy vậy, việc cung ứng dịch vụ và cung cách vận hành của nó lại phản ánh những ý nghĩa xã hội khác nhau. Độc giả sẽ bắt gặp cái đặc tính nửa kinh tế, nửa chính trị - xã hội của hợp tác xã kiểu mới mà chúng tôi muốn chỉ ra ở bài viết này. Hợp tác xã kiểu mới là một hiện thực xã hội đang được kiến tạo(1). Hiện thực ấy không đơn giản là một kết quả thực thi chính sách, mà còn là một quá trình
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 8 năm 2018
Tác giả: Nguyễn Minh Phương
Tóm tắt: Cuộc cách mạng 4.0 và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong đời sống thực tiễn. Big Data, AI và công nghệ robot, hay máy móc có thể thay thế con người… đang được đề cập rộng rãi hiện nay. Hơn hết, thời kỳ này khoa học xã hội nhân văn không vì thế bị giảm vị thế, tuy nhiên để khẳng định vai trò của khoa học xã hội nhân văn trong bối cảnh chuyển đổi số mỗi quốc gia cần có chiến lược phù hợp.
Nguồn: Tap chí Khoa học Xã hội số 08 năm 2020
Tác giả: LÊ NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những tác động đa chiều lên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội hiện đại, trong đó có lĩnh vực quản trị nhà nước trên cả hai phương diện thời cơ và thách thức. Bài viết nhận diện những thách thức đối với quản trị nhà nước từ cuộc cách mạng này, từ đó đưa ra một số gợi mở đối với Việt Nam hiện nay.
Nguồn: Tap chí Khoa học Xã hội số 08 năm 2020
Tác giả: LÊ QUANG HÒA
Tóm tắt: Mỗi dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dù đông người hay ít người, dù miền núi hay miền xuôi, ở vùng cao hay vùng thấp đều nhận thấy cái đẹp nhất, cái hay nhất của dân tộc mình từ tư tưởng về dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng cùng chính sách đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà nước không ngừng phát huy qua các thời kỳ đã đưa đất nước tiến đến sự thống nhất và phát triển. Hướng tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, bài viết điểm lại một số nét trong tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm phát huy hơn nữa ý nghĩa của tư tưởng này trong các giai đoạn phát triển sắp tới của đất nước.
Nguồn: Tap chí Khoa học Xã hội số 08 năm 2020
Tác giả: PHÚ VĂN HẲN
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước qua nguồn tư liệu thứ cấp và sơ cấp từ điền dã dân tộc học ở cộng đồng người Xtiêng Bù Lơ và người Xtiêng Bù Đek. Nghi lễ hôn nhân của người Xtiêng có nội dung phong phú, mang nét đặc trưng của tộc người và phản ánh văn hóa của cộng đồng cư dân vốn sinh sống lâu đời ở vùng Bình Phước.
Nguồn: Tap chí Khoa học Xã hội số 08 năm 2020
Tác giả: PHẠM HỮU HIẾN - NGÔ HÀ
Tóm tắt: Dịch bệnh xảy ra, đe dọa không chỉ đến sức khỏe của con người mà còn cả đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của các dân tộc và các nền văn minh. Trong tiến trình lịch sử nhân loại đã xuất hiện rất nhiều dịch bệnh thảm khốc, lây lan khắp nơi trên thế giới, làm chết nhiều người, trở thành nỗi khiếp sợ đối với loài người. Bài viết khái quát về các dịch bệnh trong lịch sử thế giới từ thời cổ đại đến thời hiện đại, tìm hiểu nguồn gốc và tác động của các bệnh dịch điển hình như đậu mùa, dịch hạch, dịch tả và cúm đối với lịch sử nhân loại.
Nguồn: Tap chí Khoa học Xã hội số 08 năm 2020
Tác giả: LƯ VĨ AN
Tóm tắt: Xung đột xã hội được nghiên cứu trong nhiều ngành khoa học khác nhau từ chính trị học, nhân học, triết học, xã hội học và kinh tế học. Bài viết khái lược một số cách nhìn của các nhà nghiên cứu triết học, chính trị học và xã hội học về xung đột xã hội. Hơn thế, từ góc độ xã hội học bài viết đã đề cập và làm rõ về đặc điểm và chức năng của xung đột xã hội.
Nguồn: Tap chí Khoa học Xã hội số 08 năm 2020
Tác giả: LÊ MINH TIẾN
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​