Tóm tắt: Bài viết sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi khảo sát về việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Kết quả cho thấy, sinh viên có tần suất sử dụng ở mức độ trung bình, các nhân tố giới tính và độ tuổi không ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc, giữa chiến lược học tập và thành tích học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc tồn tại mối tương quan thuận với nhau. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị về giảng dạy và học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 8 năm 2019
Tác giả: LƯU HỚN VŨ
Tóm tắt: Ẩn sĩ là một kiểu trí thức đặc biệt của xã hội Á Đông thời cổ - trung đại. Lịch sử ẩn sĩ ở cả Trung Hoa lẫn Việt Nam đã cung cấp những kiểu mẫu nhân cách và mô hình ứng xử cho các nhà nho noi theo khi gặp hoàn cảnh không thuận lợi để hành đạo. Truyện Nôm Ngư Tiều vấn đáp y thuật của Nguyễn Đình Chiểu đã góp thêm một kiểu mẫu nhân cách ẩn sĩ - Kỳ Nhân Sư, vào dòng chảy của văn chương ẩn dật, được tổng hợp và hư cấu dựa trên nhiều “nguyên mẫu” của cả Trung Hoa lẫn Việt Nam. Đó là mẫu người có tài năng, có nhân cách cao đẹp nhưng vì gặp thời loạn nên buộc phải lựa chọn con đường ẩn dật, thậm chí phải hy sinh một phần thân thể để bày tỏ thái độ cương quyết cự tuyệt sự chiêu dụng của kẻ xâm lược, dù vậy vẫn không từ bỏ lý tưởng giúp đời bằng những việc làm y đức. Mô hình ứng xử này được cụ Đồ Chiểu chọn lưu truyền bằng hình thức truyện Nôm nhằm khuyến khích các nhà nho Việt Nam cuối thế kỷ XIX noi theo.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 8 năm 2019
Tác giả: TẠ THỊ THANH HUYỀN
Tóm tắt: Cùng với xu thế hội nhập quốc tế chung của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước “làn sóng” hội nhập với những cam kết mở cửa theo hướng ngày càng nới lỏng các quy định, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho sự phát triển bền vững của hệ thống. Bài viết phân tích về các cơ hội cùng những khó khăn, thách thức từ tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế đặt ra cho ngành ngân hàng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 8 năm 2019
Tác giả: PHAN DIÊN VỸ
Tóm tắt: Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thực hiện tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội còn biểu hiện gay gắt. Bài viết tập trung phân tích cơ sở lý luận, thực trạng tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay, qua đó đưa ra những giải pháp mang tính định hướng về việc thực hiện tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 8 năm 2019
Tác giả: ĐOÀN THỊ NHẸ
Tóm tắt: Trong hơn 25 năm, các chương trình của Trường Đào tạo Quốc tế (SIT) tại Việt Nam đã góp phần vào việc học tập đa văn hóa và hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Mỗi năm học, SIT Vietnam giúp đỡ cho 20 - 35 sinh viên đại học Hoa Kỳ tham gia các lớp học tiếng Việt, khóa học chuyên đề về văn hóa, lịch sử, sự nghiệp phát triển và đổi mới tại các vùng miền khác nhau của Việt Nam. Các em sinh viên Hoa Kỳ còn thực hiện làm đề tài nghiên cứu học thuật ở phạm vi nhỏ, đi thực địa với sự giúp đỡ của các giảng viên, nhà khoa học và các cấp chính quyền địa phương. Bài viết này làm sáng tỏ hiệu suất học tập bằng cách chứng minh rằng học tập qua trải nghiệm trong chương trình du học đem lại kết quả nghiên cứu đại học và kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên du học SIT tại Việt Nam. Bài viết cũng cho thấy thành công của học tập qua trải nghiệm của sinh viên nước ngoài du học ở Việt Nam là nhờ sự hợp tác giữa tất cả các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu, nhân viên của các tổ chức phi chính phủ, gia đình homestay, bạn học và chính quyền địa phương ở tất cả các cấp trong môi trường ở nước sở tại.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 8 năm 2019
Tác giả: DƯƠNG VÂN THANH
Tóm tắt: Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong số ít người có cuộc đời rất đặc biệt. Sống trọn thế kỷ XVI với nhiều biến động về chính trị, chiến tranh liên miên, đạo đức xã hội suy đồi, thời cuộc loạn ly, lòng người chao đảo, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chủ động lựa chọn cho mình một phương thức ứng xử phù hợp và thức thời - khi thì nhập thế giúp nước cứu đời, khi thì lui về ở ẩn để giữ vững khí tiết thanh cao, hưởng thú vui tự tại, bình yên. Qua Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (chủ yếu qua Tổng tập thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm của Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải Phòng (2014)), bài viết làm rõ tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong đó phương thức ứng xử với thời cuộc là một nội dung quan trọng.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 8 năm 2019
Tác giả: HUỲNH NGỌC BÍCH
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​