Tóm tắt: Ngữ pháp chức năng hệ thống nghiên cứu và đồng nhất nghĩa và chức năng của ngôn ngữ. Theo đó, văn bản có 3 nghĩa chính là nghĩa ý niệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản. Bài viết thử phân tích một văn bản tiếng Việt du lịch và bản dịch tiếng Anh từ góc nhìn ngữ pháp chức năng hệ thống như một cách đánh giá bản dịch đa chiều. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc vận dụng ngữ pháp chức năng hệ thống vào phân tích văn bản dịch giúp nhận ra những khác biệt về nghĩa của bản dịch so với bản gốc, đặc biệt là thái độ của người viết (bao gồm trong nghĩa liên nhân) có được truyền tải hiệu quả hay không. Từ đó, bài viết đưa ra khuyến nghị sử dụng ngữ pháp chức năng hệ thống đào tạo dịch thuật ở đại học Việt Nam, nhất là trong đánh giá dịch thuật.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 8 năm 2018
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Bến Tre năm 2017. Phương pháp sử dụng chủ yếu là phân tích thống kê số liệu thứ cấp kết hợp với thông tin phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản xuất và tiêu thụ trái cây tại tỉnh Bến Tre hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, như: tình trạng sản xuất phân tán, manh mún; thiếu diện tích chuyên canh quy mô lớn; năng suất, chất lượng trái cây thấp; đầu tư thâm canh chưa thống nhất theo quy trình kỹ thuật; số lượng, quy cách, chất lượng sản phẩm không đồng đều… Bài viết phân tích cách thức thực hiện cùng với những thuận lợi, khó khăn của các mô hình, nhằm đề xuất những mô hình hoạt động có hiệu quả cho ngành sản xuất trái cây của tỉnh.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 8 năm 2018
Tác giả: Nguyễn Thị Vân
Tóm tắt: Theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều đang được áp dụng tại TPHCM hiện nay, hầu hết người lao động nhập cư làm việc trong khu vực phi chính thức không nghèo đơn chiều (theo chuẩn thu nhập) nhưng lại nghèo các chiều xã hội (nghèo đa chiều), phổ biến nhất là nghèo về trình độ nghề, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở. Một trong các yếu tố có thể ảnh hưởng dai dẳng đến tình trạng nghèo của những nhóm này là họ chưa được bao gồm trong các chính sách an sinh xã hội của TPHCM, mặc dù TPHCM là một trong những thành phố đi đầu về hệ thống chính sách hỗ trợ cho người lao động di cư.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 8 năm 2018
Tác giả: Lưu Thanh Hưng - Nguyễn Thị Minh Châu
Tóm tắt: Gottfried Wilhelm Leibniz (1646 - 1716) là nhà toán học, nhà triết học lỗi lạc người Đức, là đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu cận đại thế kỷ XVII. Tư tưởng triết học của ông có sức lan tỏa khá mãnh liệt và có tầm ảnh hưởng lớn đến các nền triết học, nổi bật nhất là triết học cổ điển Đức. Bài viết phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học duy lý của Leibniz trên cơ sở phê phán tư tưởng triết học của Descartes và Spinoza. Qua đó, bài viết cũng bước đầu đánh giá những đóng góp cũng như những hạn chế trong tư tưởng của ông đối với triết học phương Tây thời kỳ cận đại và sau này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 8 năm 2018
Tác giả: Lê Hữu Lợi
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​