Tóm tắt: Hội tụ, giao thoa, lan tỏa, khoan dung, tính mở và sự thích ứng trong chiều dài lịch sử 324 năm phát triển đã làm nên “chất” Sài Gòn, con người Sài Gòn, từ đó góp phần vào sự hình thành những nét đặc thù văn hóa của Sài Gòn – TPHCM hôm nay. Những thăng trầm lịch sử trở thành thước đo cho sự thể hiện những nét đặc thù này. Trong điều kiện chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nhằm làm cho hình ảnh “hòn ngọc Viễn Đông” xưa trở lại sinh động hơn, xứng đáng với vị thế của một đô thị đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội, việc tính đến “chất” Sài Gòn - TPHCM, cùng với những yếu tố mới phát sinh sau 36 năm đổi mới trên nền chung của không gian văn hóa “vừa mang tính địa phương, vừa mang tính phổ biến” là điều cần thiết, nhằm tạo sức lan tỏa mang tầm khu vực và thế giới cho thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 7(287)2022
Tác giả: ĐINH NGỌC THẠCH
Tóm tắt: Suốt nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu coi phát triển bền vững là quá trình phát triển hài hòa giữa ba mặt: phát triển bền vững về kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và bảo vệ, phát triển bền vững về môi trường. Nhiều ý kiến cho rằng, muốn phát triển bền vững đất nước thì còn cần phải chú trọng đến sự phát triển bền vững về văn hóa. Thiếu một trong 4 trụ cột thì không thể có sự phát triển bền vững mà chúng ta mong muốn.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 7(287)2022
Tác giả: NGUYỄN THỊ QUỲNH - NGUYỄN TRỌNG CHUẨN
Tóm tắt: Tái chế được xem là giải pháp khả thi để quản lý bền vững chất thải rắn, đáp ứng được mục tiêu “một nền kinh tế tuần hoàn” mà nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng đến. Để đạt được sự gia tăng tỷ lệ tái chế chất thải rắn sinh hoạt thì việc phát triển ngành công nghiệp tái chế hiện đại là vấn đề cần được quan tâm. Khối lượng chất thải rắn tại TPHCM trong những năm qua ngày càng tăng cao với xu hướng chất thải có thể tái chế ngày càng tăng. Bên cạnh đó, người dân đã có những hiểu biết và mức độ quan tâm nhất định đối với hoạt động tái chế; cách ứng xử của người dân đối với các loại chất thải có khả năng tái chế hiện đang chuyển biến theo hướng tích cực… là những yếu tố thúc đẩy hoạt động tái chế trong tương lai.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 7(287)2022
Tác giả: TRỊNH THỊ MINH CHÂU - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG - TRẦN NHẬT NGUYÊN
Tóm tắt: Nguyễn Đình Chiểu là thầy thuốc, nhà giáo, nhà thơ yêu nước có uy tín lớn ở Nam Bộ ở thời đại ông sống và có ảnh hưởng đến các thế hệ sau. Thơ văn của ông chuyển tải những giá trị đạo đức, luân lý truyền thống của người Việt Nam, kêu gọi tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm. Ông luôn có lập trường chống thực dân Pháp một cách dứt khoát, toàn diện. Nhiều nghiên cứu khẳng định Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn hóa có ảnh hưởng nhiều nhất ở miền Nam thời cận đại. Tháng 11/2021, UNESCO thông qua Nghị quyết vinh danh Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nhân loại. Ngày 01 tháng 7 năm 2022, vừa tròn kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông (1/7/1822 - 1/7/2022).
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 7(287)2022
Tác giả: ĐẶNG VĂN TUẤN
Tóm tắt: Tuổi già và cái chết là cột mốc quan trọng trong thời gian sinh học của đời người. Bài viết tiếp cận từ lý thuyết diễn ngôn, tập trung nghiên cứu “tuổi già” và “cái chết” qua tục ngữ, qua đây có thể nhận diện được thái độ ứng xử của người Việt đối với thời gian đời người, góp phần giải mã văn hóa ứng xử với thời gian trong truyền thống của người Việt, từ đó giúp điều chỉnh văn hóa ứng xử với thời gian phù hợp với nhịp sống công nghiệp, hiện đại trong thời kỳ toàn cầu hóa.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 7(287)2022
Tác giả: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUYÊN
Tóm tắt: Nghề làm xá pấu (củ cải muối) là một trong những nghề truyền thống của người Hoa ở Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay, với những kỹ thuật hiện đại, nghề làm củ cải muối không những không bị mai một mà vẫn phát triển mang lại thu nhập cho người Hoa và đóng góp về mặt kinh tế cho địa phương.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 7(287)2022
Tác giả: VŨ NHẬT TÂN
Tóm tắt: Triều Nguyễn (1802-1885), nhất là dưới thời vua Minh Mạng đã xây dựng được hệ thống cơ quan giám sát từ trung ương (Viện Đô sát, Lục khoa) đến các đạo (Giám sát Ngự sử), để giám sát hoạt động của các trường thi, giúp triều đình phát hiện tình trạng lợi dụng quyền hạn nâng đỡ người thân hay tư lợi trong các kỳ thi, lựa chọn người có tài, có đức.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 7(287)2022
Tác giả: NGÔ ĐỨC LẬP
Tóm tắt: Trong vòng ba mươi năm trở lại đây, dưới ảnh hưởng của nhiều tác giả, xã hội học đang trên đường suy nghĩ lại về phương pháp tiến hành của mình: [như về] các khái niệm, các lý thuyết, các phương pháp. Dường như việc tái định hướng này đã dẫn tới việc dành cho cá nhân một vị trí trung tâm trên con đường đạt tới hiểu biết sâu về đời sống xã hội. Trong bài viết này tác giả trước hết đặt ra cho mình câu hỏi về những lý do của tiến trình tiến hóa đó: tại sao lại là cá nhân? Tiếp đó, ông đặt ra câu hỏi về cung cách phải làm sao để đặt cá nhân vào trung tâm của cách tiến hành nghiên cứu xã hội học: cá nhân [là trung tâm] như thế nào đây? Cuối cùng, ông đề xuất xóa bỏ đường biên giới đang ngăn cách xã hội học và tâm lý học, và xây dựng nên một tiếp cận phân tích-xã hội (une approche socio - analytique) đối với các ứng xử xã hội.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 7(287)2022
Tác giả: GUY BAJOIT* - Chuyển ngữ: NGUYỄN QUANG VINH - Hiệu đính: TRẦN HỮU QUANG
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​