Tóm tắt: Phép biện chứng duy vật là chủ đề rộng lớn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung trình bày về mối liên hệ biện chứng giữa các phạm trù trong phép biện chứng duy vật, nhất là phạm trù bản chất, quy luật và các phạm trù khác cùng với sự hình thành các phạm trù đó; đồng thời chỉ ra các mối liên hệ không chỉ bó gọn trong các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật mà còn mở rộng ra các phạm trù khác. Ý tưởng về mối liên hệ phổ biến giữa các phạm trù được V.I. Lênin trình bày trong Bút ký triết học, được phân tích dưới đây, sẽ làm rõ hơn vấn đề này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 6(312)2024
Tác giả: NGUYỄN THỊ HÀ - TRẦN HỒNG LƯU
Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 diễn ra hơn ba năm, và thế giới chống đỡ tương đối thành công. Có lẽ chưa bao giờ thế giới dành nhiều đến thế nguồn lực và tâm sức để quyết liệt chống lại một trận dịch. Ngay khi diễn ra đại dịch và cho đến hiện nay đã xuất hiện nhiều nghiên cứu tập trung vào những bài học toàn diện, nhằm cải thiện hiện trạng để có thể chống đỡ tốt hơn những biến cố tương tự không thể tránh khỏi trong tương lai. Đã có đồng thuận lớn về những bài học cốt lõi nhất. Bài viết đề cập tình hình nghiên cứu về các bài học quốc tế rút ra từ những năm chống COVID-19 vừa qua và nêu vài hàm ý cho Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 6(312)2024
Tác giả: BÙI THẾ CƯỜNG
Tóm tắt: Là một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam rất giàu tài nguyên du lịch nông thôn. Tuy nhiên, để có thể xây dựng các sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng ở từng địa phương, tránh sự đơn điệu, trùng lắp thì việc nhận diện đúng, đầy đủ các giá trị văn hóa địa phương có thể đưa vào khai thác du lịch là điều cần thiết. Bài viết trình bày về các giá trị văn hóa của tỉnh Trà Vinh, về thực trạng và tiềm năng khai thác du lịch nông thôn của tỉnh.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 6(312)2024
Tác giả: NGUYỄN THỊ DIỄM PHƯƠNG
Tóm tắt: Tư liệu Hán Nôm trong các ngôi đình làng ở Đồng Nai có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, văn học, ngôn ngữ, nghệ thuật..., là một bộ phận không thể thiếu trong di sản văn hóa của địa phương. Các tư liệu Hán Nôm như hoành phi, câu đối, sắc phong, bài vị, văn cúng, văn tế... trong các ngôi đình phản ánh nhận thức, tư tưởng, xu hướng thẩm mỹ, năng lực thẩm mỹ, trình độ văn chương, quan niệm về cái đẹp, kỹ năng chế tác của người xưa. Bài viết làm rõ quá trình tồn tại, phát triển, nội dung, vai trò, giá trị của tư liệu Hán Nôm trong các ngôi đình làng ở Đồng Nai trong văn hóa Đồng Nai và văn hóa Nam Bộ.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 6(312)2024
Tác giả: LÊ XUÂN HẬU
Tóm tắt: Kiến trúc Gò 5 khu di tích Cát Tiên (Lâm Đồng) có hình trụ vuông khá khác biệt với các kiến trúc khác, và cũng hiếm gặp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trước đây, có ý kiến cho rằng Gò 5 có thể là một kiến trúc đền - mộ, là mộ - tháp, có ý kiến đây là đài thờ của một ngôi tháp, có nhận định kiến trúc Gò 5 là một đền thờ thần Siva thuộc giai đoạn chuyển tiếp… Năm 2020 - 2021, trong chương trình khai quật khu di tích Cát Tiên (Lâm Đồng) phế tích kiến trúc gò 5 đã được làm tái xuất lộ. Dựa trên loại hình kiến trúc, phân tích các di vật liên quan được tìm thấy, theo chúng tôi, khả năng thiết kế ban đầu của kiến trúc Gò 5 có thể là một bảo tháp Phật giáo, sau đó được chuyển đổi công năng thành một đài thờ Siva.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 6(312)2024
Tác giả: ĐẶNG NGỌC KÍNH
Tóm tắt: Trong thế kỷ XVII - XVIII, các chúa Nguyễn đã thu hút được người dân từ các vùng miền, các tầng lớp khác nhau xây dựng và mở mang Đàng Trong. Tuy nhiên bên cạnh đó, chính quyền Đàng Trong cũng có những chính sách khiến cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trong đó có chính sách thuế khóa. Hàng năm người dân phải nộp nhiều khoản thuế và tiền khác nhau, ngay vào dịp lễ tết họ cũng phải nộp một khoản tiền không nhỏ. Nghiên cứu dựa trên các nguồn sử liệu, tìm hiểu về lệ thu tiền tết của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong trong bối cảnh thuế khóa đương thời.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 6(312)2024
Tác giả: NGUYỄN THỊ HẢI
Tóm tắt: Quốc triều hình luật là một trong những bộ luật LÊ XUÂN HẬU có nội dung phong phú với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam. Cùng với các quy định trong hoạt động quản lý nhà nước, Quốc triều hình luật đề cập đến các quy định liên quan đến công tác văn thư một cách chặt chẽ, rõ ràng và chi tiết. Nghiên cứu trên cơ sở hệ thống hóa các quy định của triều đại Hậu Lê đối với công tác văn thư trong Quốc triều hình luật đưa ra những nhận xét và liên hệ đến việc ban hành chế tài trong công tác văn thư hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 6(312)2024
Tác giả: NGUYỄN THỊ LY
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​