Tóm tắt: Với việc khẳng định các quyền tự nhiên cơ bản không thể bị tước đoạt của con người (quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu…), cũng như quyền con người gắn liền với thiết chế quyền lực nhà nước và những lập luận về phương thức tổ chức quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo cho những quyền đó được thực thi, triết học pháp quyền Tây Âu đã để lại cho nhân loại nhiều tư tưởng có giá trị. Việc kế thừa có chọn lọc những tư tưởng tiến bộ của các hệ tư tưởng triết học pháp quyền Tây Âu có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Từ khóa: triết học pháp quyền Tây Âu, triết học pháp quyền tự nhiên, triết học pháp quyền thực chứng, triết học pháp quyền mácxít, triết học pháp quyền hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 6(286)2022
Tác giả: NGÔ THỊ MỸ DUNG
Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong thời gian dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPHCM. Đồng thời, số vốn đăng ký đầu tư và dự án cấp mới của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh trong hai năm qua đã tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích hiện trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPHCM, bài viết đặt ra nhưng vấn đê trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian tới. Qua đó, đưa ra nhưng khuyến nghị trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hiệu quả, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 6(286)2022
Tác giả: NGUYỄN THỊ VÂN
Tóm tắt: Giáo dục lối sống cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm hoàn thiện nhân cách, giúp sinh viên trở thành người công dân có ích cho xã hội. Bài viết tìm hiểu thực trạng hình thức, phương pháp giáo dục tại các trường đại học ở tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất giải pháp thích hợp về lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 6(286)2022
Tác giả: NGUYỄN THỊ TÂM
Tóm tắt: Trong thơ điền viên Việt Nam thời cổ điển tồn tại hai thế giới song song: thế giới bi ai (đời sống quan trường, thành thị) và thế giới hạnh phúc (đời sống ruộng vườn, nông thôn). Hai thế giới này có quan hệ biện chứng với nhau, tạo nên đặc điểm nghệ thuật và ý nghĩa xã hội cho các tác phẩm thơ điền viên sáng tác bằng chữ Nôm của nhiều nhà thơ lớn của Việt Nam. Bài viết tìm hiểu sự thể hiện hai thế giới này trong thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 6(286)2022
Tác giả: LƯU HỒNG SƠN
Tóm tắt: Trước năm 1975, ngoài trồng trọt, sinh kế của người K’ho ở Lâm Đồng chủ yếu là săn bắt, hái lượm. Sau năm 1975, với nhiều chính sách phát triển của nhà nước được thực thi ở vùng các tộc người thiểu số, cùng với các tộc người khác di cư đến và sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, nên hoạt động sinh kế của người K’ho ở khu vực này đã thay đổi làm cho đời sống phát triển hơn. Bằng nguồn dữ liệu khảo sát tại cộng đồng, bài viết tập trung phân tích sự biến đổi trong hoạt động sinh kế của người K’ho ở khu vực Lang Biang trong tiến trình phát triển xã hội và đề xuất một số giải pháp góp phần cho sự phát triển bền vững tộc người này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 6(286)2022
Tác giả: LÊ THỊ MỸ HÀ
Tóm tắt: “Giặc dốt” là một trong các loại giặc làm suy yếu dân tộc, nguy hại đến sự tồn vong của quốc gia. Vì thế, giáo dục luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm hàng đầu nhằm diệt “giặc dốt”. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, dù đất nước còn đang trong tình thế “ngàn cân treo sợ tóc” nhưng giáo dục vẫn được ưu tiên hàng đầu. Đảng và Chính phủ đã thực hiện nền giáo dục mới, phát động phong trào Bình dân học vụ và xây dựng nền giáo dục kháng chiến. Tại Sài Gòn, Pháp đã tái xâm lược Việt Nam (ngày 23/9/1945), Đảng và nhân dân Nam Bộ phải đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp. Thế nhưng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn Gia Định, nền giáo dục kháng chiến vẫn được duy trì, và đạt nhiều kết quả quan trọng như: thống nhất về đường lối giáo dục với cả nước; vận động và phát huy vai trò của trí thức Sài Gòn với sự nghiệp giáo dục Nam Bộ; công tác Bình dân học vụ thực hiện thắng lợi đầu tiên trong cả nước… Những kết quả quan trọng này vừa chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn – Gia Định, vừa góp phần đánh bại âm mưu về giáo dục của thực dân Pháp, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 6(286)2022
Tác giả: LÊ TÙNG LÂM
Tóm tắt: Vùng đất Nam Bộ Việt Nam có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, trong quá trình khai thác thuộc địa tại đây, thực dân Pháp đã tận dụng tối đa đặc điểm này khi nâng cấp hạ tầng giao thông. Kết quả là những bến đò ngang truyền thống trước đó đã được cải tiến thành những bến “bắc” hay bến phà với hiệu quả khai thác cao hơn. Trong hơn một thế kỷ hoạt động, những bến phà này có vai trò quan trọng trong việc phục vụ đời sống dân cư, đồng thời tạo nên nét đặc trưng của vùng văn hóa sông nước Nam Bộ.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 6(286)2022
Tác giả: NGUYỄN TUẤN ANH
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​