Tóm tắt: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giải quyết những vấn đề về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, bảo vệ môi trường, giảm diện tích sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phục vụ các lĩnh vực khác… TPHCM đang tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trở thành trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao. Bài viết đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bước đầu đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại TPHCM.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 6 năm 2019
Tác giả: TÔ THỊ THÙY TRANG - TRẦN VĂN ĐỨC - NGUYỄN THÀNH CÔNG
Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tạo ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới, trong đó, Việt Nam không ngoại lệ. Tuy nhiên, cùng với cơ hội phát triển là thách thức đối với các lĩnh vực của xã hội, trong đó có ngành ngân hàng. Từ phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, bài viết khái quát, các vấn đề cần giải quyết trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị để các ngân hàng Việt Nam có thể vận hành tốt và tăng sức cạnh tranh trong thời gian tới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 6 năm 2019
Tác giả: NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH - LÊ ĐÌNH LUÂN
Tóm tắt: Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội của TPHCM và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao. Thị trường lao động của vùng và từng địa phương có nhiều biến động, nhưng nhìn chung việc làm có xu hướng tăng qua các năm; số lượng lao động được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật của vùng tăng nhanh tuy chưa thực sự bắt kịp nhu cầu về nhân lực, đặc biệt là nhu cầu nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp và xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng và dự báo nguồn nhân lực của Vùng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 6 năm 2019
Tác giả: NGUYỄN VĂN TUYÊN - TRẦN ANH TUẤN