Tóm tắt: Từ cuối thế kỷ XVII đến đầu XX, Nam Đàng Trong hay xứ Nam Kỳ là vùng đất hội tụ phong phú và đa dạng các nguồn sản vật. Với sự hình thành thương cảng trung tâm Sài Gòn, nhiều loại sản vật xứ này đã trở thành các thương phẩm chính trong hoạt động thương mại giữa các địa phương, khu vực và quốc tế. Có thể nhận diện các nguồn thương phẩm đó thông qua hàng xuất trên các thuyền buôn, ghi chép của thương nhân và giáo sĩ hay hồi ký của các nhà du hành... Với tính cách là đặc sản của một vùng đất, có thể kể ra đây một số thương phẩm chủ yếu, bao gồm: thóc gạo, gỗ rừng các loại, trầu cau, mía đường, vải lụa, cá khô nói chung và cả thịt cá sấu.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN VĂN GIÁC
Tóm tắt: Sau khi xâm lược và biến Nam Kỳ thành thuộc địa, thực dân Pháp đã du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và văn minh phương Tây vào vùng đất này. Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, kinh tế xã hội Nam Kỳ có sự chuyển biến theo con đường tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình đó, cộng đồng người Hoa, người Ấn, được sự hậu thuẫn của Pháp đã vươn lên trở thành lực lượng nắm giữ và chi phối hoạt động kinh tế ở Nam Kỳ, làm cho người Việt cảm thấy mình bị thua thiệt trên chính quê hương bản xứ của mình, từ đó họ nảy sinh tư tưởng tranh thương với giới tư sản Hoa kiều, Ấn kiều. Trong bối cảnh đó, Lương Khắc Ninh đã mở một cuộc vận động trên báo Nông cổ mín đàm (từ 1901 đến 1905), kêu gọi người Việt thay đổi tư duy kinh tế, cạnh tranh với các thế lực tư sản ngoại bang.
Nguồn:
Tác giả: PHẠM PHÚC VĨNH
Tóm tắt: Tri thức địa phương của người Mạ trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong đời sống của một cộng đồng cư dân lâu nay sinh sống gắn bó chủ yếu với núi rừng ở Nam Tây Nguyên - Đông Nam Bộ. Tri thức địa phương thể hiện trình độ nhận thức và khả năng thích ứng của họ với thiên nhiên khi con người chưa tiếp cận với khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, tri thức địa phương của người Mạ còn thể hiện ở mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong không gian sinh tồn tự nhiên ở vùng đất này.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN ĐĂNG HIỆP PHỐ
Tóm tắt: Thư viện Khoa học xã hội thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ hiện có nguồn tài nguyên gồm sách, tạp chí, báo, vi phim,… thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tài liệu Hán Nôm. Nội dung và thể loại của tài liệu Hán Nôm khá phong phú, đáng kể nhất là các tác phẩm văn học, phản ánh hoạt động học thuật và sáng tác của giới sĩ phu nước ta trước thế kỷ 20. Các tác phẩm này gồm nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm ở mỗi thể loại không nhiều nhưng đều là những tác phẩm nổi bật, độc đáo, đề tài đa dạng. Lực lượng sáng tác qua nhiều thế kỷ đều thể hiện tinh thần lịch lãm, bác học, phong cách văn chương riêng biệt, độc đáo, trong đó có các sĩ phu ở Nam Bộ. Bài viết này nhằm thông tin về các tài liệu văn học Hán Nôm tại Thư viện Khoa học xã hội đã được số hóa.
Nguồn:
Tác giả: PHAN VĂN DỐP - NGUYỄN THỊ BẢO ANH
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ bất bình đẳng giới trong thu nhập tiền lương của người lao động Việt Nam. Trong nghiên cứu này, phương pháp tách biệt Oaxaca được sử dụng để đo lường sự bất bình đẳng về thu nhập, dựa trên mẫu chọn lọc từbộ số liệu điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2014. Kết quả cho thấy, mặc dù có các đặc tính năng suất tốt hơn lao động nam nhưng lao động nữ làm việc với thời gian dài hơn và nhận được thu nhập thấp hơn so với nam giới. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số chính sách nhằm cải thiện tình trạng phân biệt đối xử và khác biệt giới trong thu nhập của người lao động trong khu vực làm công ăn lương nói riêng và trên thị trường lao động nói chung.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN THÁI HÒA
Tóm tắt: Thông qua nền tảng lý thuyết của Chenery và các cộng sự (1986), bài nghiên cứu đã xác định các giai đoạn phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn 1999-2014. Kết quả cho thấy sự chuyển mình tích cực tại vùng Đông Nam Bộ từ giai đoạn kinh tế nông nghiệp cơ bản sang giai đoạn kinh tế tiền công nghiệp hóa. Tuy nhiên, sự phân hóa ngày càng mạnh mẽ và vấn đề hấp thụ lao động còn kém giữa các khu vực kinh tế còn tồn tại sẽ dẫn đến những những bất cập trong quá trình phát triển. Do đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như sau: 1) Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện phối hợp, liên kết giữa các địa phương; 2) Hình thành một cơ quan chuyên trách điều phối liên vùng nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quy hoạch chính sách.
Nguồn:
Tác giả: ĐỖ LÝ HOÀI TÂN
|
|