Tóm tắt: Có 3 nhóm đền chùa quan trọng ở vùng dân tộc Chăm cổ là Mỹ Sơn, Đồng Dương và Po Nagar. Các đền chùa này cùng lúc thờ cả thần Siva, Visnu và Phật Thích Ca, không có sự phân biệt. Các vị vua cũng thực hành chủ nghĩa chiết trung về tín ngưỡng, dung hòa không thiên lệch các vị thần và dân chúng Chăm cũng noi theo gương sáng này của các vị vua. Trên các bia ký Chăm ở những nhóm đền chùa này, Đức Phật được biết đến qua các hồng danh: Jina, Lokanàtha, Sugata, Dàmaresvàra, Abhayada, Sàkya muni, Amitàbha, Vajrapàni, Vairocana, Saddharma, Pramuditalokesvàra… Điều ấy cho thấy, ngay từ xa xưa Phật giáo đã gắn bó với dân tộc Chăm. Đồng thời, chúng ta cũng không nên lẫn lộn tiếng nói và chữ viết đối với hai cổ ngữ Sanskrit và Pali trên các bia ký Chăm. Chúng ta nên phân biệt chữ Phạn hay Phạm với cổ ngữ Sanskrit và Pali.
Nguồn:
Tác giả: THÁI VĂN CHẢI
Tóm tắt: Phải chăng, lâu nay khi nói đến cách dùng ngôn ngữ của Hồ Chí Minh, hình như phần lớn chúng ta chỉ dừng lại ở cách thực hành ngôn ngữ của Người. Chúng ta chưa thực sự đi sâu vào sự chỉ dẫn cách dùng với đầy đủ ý nghĩa chiến lược ngôn từ. Trong giai đoạn nghiên cứu ngôn ngữ hiện nay, có lẽ đây là vấn đề chúng ta cần cập nhật với tầm nhìn hội nhập vào thế giới.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN LAI
Tóm tắt: Gia đình và dòng họ là thành tố xã hội được xác lập vào thời công xã nông thôn khi kinh tế gia đình tiểu nông công hữu và vai trò người đàn ông trong xã hội chiếm ưu thế ở Việt Nam, trước khi xuất hiện nhà nước. Từ đó đến nay, gia đình và dòng họ Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tác động trực tiếp đến chính trị - văn hóa, kinh tế đất nước qua nhiều thời kỳ, đặc biệt trong việc lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc để lại những bài học lịch sử sâu sắc, có giá trị thực tiễn trong đời sống cộng đồng người Việt trong nước và quốc tế hiện nay.
Nguồn:
Tác giả: ĐỖ BANG
Tóm tắt: Trong thế kỷ XXI, Australia hướng tới một nền ngoại giao văn hóa nhằm quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Trong chiến lược ngoại giao văn hóa của Australia, Việt Nam giữ vai trò quan trọng, thúc đẩy quan hệ Australia - Việt Nam đi vào chiều sâu, giúp Australia trở thành một bộ phận của Châu Á nhằm phát huy tối đa vai trò của một cường quốc tầm trung. Có thể ví ngoại giao văn hóa như chất keo gắn kết hai nước và góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Bài viết tìm hiểu những thành tựu chủ yếu trong các hoạt động ngoại giao văn hóa Australia - Việt Nam, xem đây là cơ sở quan trọng cho những nhận thức toàn diện hơn về triển vọng hợp tác văn hóa hai nước trong thời gian tới.
Nguồn:
Tác giả: HUỲNH TÂM SÁNG
Tóm tắt: Thuyết Sinh thái văn hóa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ vào giữa thế kỷ XX nhằm lý giải các sắp xếp của con người dựa trên sự thích nghi với môi trường sinh thái. Mặc dù lý thuyết này thường bị phê phán là không quan tâm đến sự tác động của các yếu tố ngoại sinh trong quá trình hình thành nền văn hóa và không chú ý đến sự biến đổi văn hóa nhưng lý thuyết có giá trị nhất định khi lý giải cho sự thích nghi của con người với các vùng sinh thái cụ thể từ góc nhìn yếu tố nội sinh. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay chỉ mới chú ý lý giải các hiện tượng văn hóa như một sự thích nghi trực tiếp với môi trường để hình thành nên các văn hóa đặc trưng vùng miền, ít nhiều khác với thuyết Sinh thái văn hóa truyền thống vốn chú trọng đến lõi văn hóa hay hạt nhân văn hóa, các yếu tố tổ chức xã hội và tôn giáo, như sự thích nghi chủ yếu của các nhóm người đối với môi trường. Trong bối cảnh có nhiều thay đổi về kinh tế - chính trị như hiện nay, bài viết đưa ra những hướng tiếp cận gợi mở từ góc độ sinh thái văn hóa cho những nghiên cứu trong tương lai.
Nguồn:
Tác giả: NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN
Tóm tắt: Kết quả điều tra 500 thanh niên tại TPHCM và tỉnh Bình Phước, về việc tiếp nhận thông tin báo chí bằng điện thoại di động năm 2013, cho thấy: thanh niên chủ yếu đọc báo trên điện thoại di động tại nhà và ít chọn một thời điểm cố định. Họ đọc lướt qua nhiều trang khác nhau và chỉ đọc những thông tin hấp dẫn với họ, cách đọc này vẫn đúng với phân nhóm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và địa bàn cư trú. Thông tin thời sự, xã hội và đời sống là ba loại thông tin được công chúng trong mẫu nghiên cứu quan tâm nhiều nhất. Tùy theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn mà họ có sự quan tâm đến các thông tin khác nhau.
Nguồn:
Tác giả: PHẠM HƯƠNG TRÀ - HOÀNG THỊ THU HẰNG
Tóm tắt: Ngày nay, những tác động của toàn cầu hóa đã và đang định hình lại bức tranh kinh tế thế giới. Liên kết kinh tế theo khu vực địa lý đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ với sự gia tăng các hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Đó là một xu thế tất yếu, thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời tạo ra một vị thế với mức lan tỏa rộng lớn hơn cho nhóm những quốc gia liên kết. Không quốc gia nào đứng ngoài xu hướng này mà có thể phát triển. Nghiên cứu dưới đây nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể hơn về các tiềm lực, ưu thế của TPHCM trong thương mại, tiếp nhận nguồn vốn đầu tư và sự hợp tác kinh tế giữa TPHCM với các thành phố của Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và lãnh thổ Hong Kong (Trung Quốc) qua đó, tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Việt Nam với các quốc gia Châu Á khác.
Nguồn:
Tác giả: BÙI ANH THỦY - NGUYỄN THỊ THANH NGÂN
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​