Tóm tắt: Trần Nhân Tông (1258 - 1308) – “đệ nhất tổ thiền Trúc Lâm Yên Tử”, đã góp phần khắc họa khá đậm nét bản sắc, cốt cách tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung và đặc trưng của triết học Phật giáo Việt Nam nói riêng. Ông đã để lại một di sản tư tưởng triết học với tính chất và giá trị đặc sắc. Đó là tính kế thừa, dung hợp, phát triển, tính thiền nhập thế tích cực và tính nhân văn sâu sắc. Tư tưởng triết học của ông đã góp phần tạo nên triết lý thiền mang bản sắc Việt, xây dựng nền Phật giáo Việt Nam thống nhất; là nền tảng tinh thần, là chuẩn mực đạo đức xã hội, cố kết lòng dân, xây dựng một nước Đại Việt độc lập, thống nhất hùng mạnh về mọi mặt, đoàn kết sức mạnh toàn dân tộc chống lại ba cuộc xâm lăng tàn bạo của giặc Nguyên - Mông, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 5(311)2024
Tác giả: BÙI HUY DU
Tóm tắt: Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đối ngoại là mặt trận vô cùng quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, cùng với các mặt trận khác (quân sự, chính trị, kinh tế…) làm nên những thắng lợi vẻ vang. Những chiến công của đối ngoại Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi Hồ Chí Minh - người sáng lập nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Trong hệ thống quan điểm về đối ngoại của Người, vấn đề hòa bình, bình đẳng, thêm bạn, ít thù luôn có vị trí quan trọng, tư tưởng này góp phần làm xoay chuyển nhiều tình thế có lợi cho cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 5(311)2024
Tác giả: HUỲNH TUẤN LINH