Tóm tắt: Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp đã ban hành nhiều nghị định, sắc lệnh về chính sách, quản lý tổ chức lâm nghiệp. Với nguồn tài nguyên rừng vô cùng phong phú, đa dạng ở Nam Kỳ nói riêng và cả nước nói chung, thực dân Pháp đã triệt để khai thác để sử dụng vào mục đích quân sự hoặc xuất khẩu về Pháp. Trong bài viết này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu về hoạt động lâm nghiệp ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc qua một số nội dung: chính sách, tổ chức quản lý và khai thác lâm nghiệp.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 5(285)2022
Tác giả: NGUYỄN THỊ LỆ HÀ
Tóm tắt: Bài viết khái quát một vài nét về phong trào kháng chiến của quân và dân Nam Kỳ trong buổi đầu thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Từ lực lượng quân đội triều đình cho đến những đội dân binh tự tổ chức đã anh dũng chống trả kẻ thù, bảo vệ thành trì, bảo vệ vùng đất quê hương. Khi Pháp lần lượt chiếm thành Gia Định, sau đó thôn tính 3 tỉnh miền Đông, rồi Nam Kỳ lục tỉnh, quân dân Nam Kỳ vẫn không chịu khuất phục, tiếp tục tiến hành những cuộc khởi nghĩa gây cho quân Pháp khó khăn trong việc bình định. Có nhiều ý kiến cho rằng sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) vua Tự Đức đã ngả sang phe chủ hòa và bỏ rơi các cuộc kháng chiến của nhân dân. Tuy nhiên, khảo cứu nhiều nguồn tư liệu, chúng tôi nhận thấy: dù đã ký Hiệp ước và mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, vua Tự Đức vẫn duy trì chính sách hai mặt, một mặt ra lệnh bãi binh (theo yêu cầu của Hiệp ước), mặt khác vẫn âm thầm khích lệ, ủng hộ các cuộc khởi nghĩa chống pháp ở Nam Kỳ đến năm 1866.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 5(285)2022
Tác giả: NGUYỄN ĐÌNH CƠ