Tóm tắt: Trên hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi nô lệ, áp bức, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không chỉ đau đáu đến dân tộc Việt Nam mà luôn vì phong trào cách mạng ở phương Đông. Và đây cũng chính là một phần độc đáo trong tư tưởng của Người, góp phần bổ sung, phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử trong các vấn đề: điều kiện, thời cơ cách mạng, về giai cấp và đấu tranh giai cấp, tinh thần quốc tế vô sản… ngày càng hoàn thiện hơn, đúng với tinh thần chủ nghĩa duy vật biện chứng về lịch sử.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 5(273)2021
Tác giả: TRẦN HỒNG LƯU
Tóm tắt: Vấn đề đất nước, dân tộc là một trong số những nội dung lớn trong văn chương Tản Đà. Ông đề cập nhiều đến quê hương, đến tình cảm với đất nước, lòng yêu nước trong nhiều bài thơ, tiểu thuyết, luận thuyết của mình. Tình cảm của ông với đất nước được biểu hiện ở nhiều phương diện và cấp độ khác nhau. Bài viết phân tích hình ảnh quê hương, đất nước và tinh thần tiếp thu cái mới trong thơ văn ông để thấy rõ được thái độ và tình cảm của ông với đất nước.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 5(273)2021
Tác giả: NGUYỄN HƯƠNG NGỌC
Tóm tắt: Kết quả khảo sát thực trạng đọc của 60 học sinh lớp 1 người Stiêng và 60 học sinh lớp 1 người Kinh (học kỳ 1 - năm học 2020-2021) của một trường tiểu học ở huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước cho thấy: số học sinh lớp 1 người Stiêng đọc dưới trung bình khá cao (cá biệt, cómột số em chưa đọc được); trong khi số học sinh người Kinh cùng lớp đọc dưới trung bình ít hơn nhiều. Nguyên nhân từ đâu và cần có giải pháp gì để khắc phục thực trạng này - đó là vấn đề được đặt ra trong bài viết.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 5(273)2021
Tác giả: HỒ XUÂN MAI
Tóm tắt: Tín ngưỡng và phong tục thờ cúng Thần Nông khá phổ biến ở Việt Nam. Trong lịch sử, từ triều đình cho đến người dân, từ Bắc tới Nam, từ nông thôn đến miền núi, ở đâu cũng ghi nhận sự hiện diện của tín ngưỡng thờ cúng Thần Nông và các vị thần liên quan tới nông nghiệp. Sự hiện diện của tín ngưỡng và phong tục này trong đời sống đã được nhiều tư liệu Hán Nôm ghi lại. Bài viết giới thiệu và hệ thống hóa những tiết lễ thờ cúng Thần Nông trong năm của người Việt được phản ánh từ tư liệu Hán Nôm. Từ khóa: tín ngưỡng thờ Thần Nông, điển chế, tiết lễ nông nghiệp, tư liệu Hán Nôm
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 5(273)2021
Tác giả: VƯƠNG THỊ HƯỜNG
Tóm tắt: Việc đặt ra các giá trị cốt lõi và chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi trường đại học. Nhiều trường nhờ tuân theo những giá trị và chuẩn mực phù hợp đã tổ chức được một không gian đam mê học thuật, nghiên cứu và đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục đào tạo và quản trị đại học. Bài viết tìm hiểu về các nguyên tắc đã giúp các trường trên thế giới thành công trong việc thiết lập giá trị và chuẩn mực đạo đức mà các trường đại học ở Việt Nam có thể tham khảo. Dựa trên phương pháp phân tích tài liệu, bài viết rút ra 3 nguyên tắc chung, đó là: 1) Thiết lập các chuẩn mực theo bối cảnh của trường; 2) Phân chia chuẩn mực đạo đức theo nhiều cấp đối tượng; 3) Thiết lập chuẩn mực đạo đức cần diễn ra theo quy trình nhiều bước.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 5(273)2021
Tác giả: TRƯƠNG HOÀNG TRƯƠNG
Tóm tắt: Bài viết hệ thống lại các nghiên cứu đã công bố về loại hình đồ trang sức được tìm thấy tại các di tích khảo cổ học vùng ven biển Cần Giờ (TPHCM) và so sánh với các loại hình có sự tương đồng về hình dáng, chất liệu và kỹ thuật tìm thấy tạicác địa điểm khác thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa và hải đảo thời tiền - sơ sử,như: Sa Huỳnh (miền Trung Việt Nam), Fengtian (Đài Loan), Borneo (Philippines), Khao Sam Kaeo (Thái Lan)… Qua đó, góp phần chứng minh các cộng đồng cư dân cổ của Cần Giờ đã có sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa với các cộng đồng khác trong khu vực Đông Nam Á và xa hơn; có thể đã từng là một trong những “cảng thị sơ khai”, nơi trung chuyển của mạng lưới hải thương quốc tế.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 5(273)2021
Tác giả: NGUYỄN HOÀNG BÁCH LINH - NGUYỄN THỊ TÚ ANH
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​