Tóm tắt: Nhất Linh là một trong số những cây bút tiêu biểu trong văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1900 - 1945. Ông có đóng góp trong việc cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam. Các kỹ thuật sáng tác theo phương Tây hiện đại được sử dụng nhuần nhuyễn trong tác phẩm của ông. Đôi bạn là tiểu thuyết thể hiện rõ sự cách tân nghệ thuật của nhà văn. Với sự phân tích các khía cạnh như kết cấu, tâm lý nhân vật và ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Đôi bạn bài viết làm rõ thêm sự cách tân của Nhất Linh trong tác phẩm này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 5 năm 2020
Tác giả: NGUYỄN HƯƠNG NGỌC
Tóm tắt: Nghiên cứu này tìm hiểu tình hình lo lắng và các nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý lo lắng trong học tập ngoại ngữ thứ hai tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM hiện nay. Trên cơ sở lý thuyết về lo lắng trong học tập ngoại ngữ của Horwitz, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 156 sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh của Trường vào tháng 11/2019. Kết quả cho thấy, lo lắng về thi cử và lo lắng về học tiếng Trung Quốc có mức độ cao nhất, lo lắng về lớp học có mức độ thấp nhất; giới tính, thời gian học và tuổi tác không ảnh hưởng đến mức độ lo lắng; sinh viên có mức độ lo lắng càng cao thì thành tích học tập càng thấp; các đặc điểm của tiếng Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lo lắng trong học tập của sinh viên.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 5 năm 2020
Tác giả: LƯU HỚN VŨ
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu việc xây dựng và sử dụng các cặp tối thiểu để chỉnh âm cho 7 ca trẻ em trong độ tuổi 3 - 12 tuổi tại TPHCM bị khe hở môi - vòm miệng sau phẫu thuật. Việc chỉnh âm được tiến hành từ tháng 9/2012 đến tháng 4/2015 đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu: hiệu quả của việc chỉnh âm cho trẻ bị khe hở môi - vòm miệng sẽ được nâng cao đáng kể nếu các cặp tối thiểu được xây dựng và sử dụng hợp lý.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 5 năm 2020
Tác giả: PHẠM HẢI LÊ
Tóm tắt: Với khoảng thời gian dài ngót ngàn năm Bắc thuộc, nền văn hóa Việt Nam - bao gồm cả lĩnh vực văn học và nghệ thuật, đã chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền văn hóa Trung Hoa. Để hiểu sâu hơn về mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa các văn nhân Việt Nam - Trung Quốc thời nhà Đường, từ góc nhìn tài liệu thi học, bài viết trình bày một bức tranh về mối giao hảo giữa các văn nhân thông qua những bài thơ chữ Hán mà họ từng dành tặng cho nhau. ừ khóa: giao du, văn nhân, An Nam, nhà Đường
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 5 năm 2020
Tác giả: NGUYỄN PHƯỚC TÂM
Tóm tắt: Bài viết dựa trên dữ liệu nghiên cứu về 12 cộng đồng nông thôn ở ba vùng miền của Việt Nam năm 2013 - 2014 do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) và Hội đồng Khoa học xã hội Hoa kỳ (SSRC) phối hợp thực hiện để tìm hiểu điều gì tạo ra sự khác biệt giới về bệnh tật ở nông thôn Việt Nam. Tiếp cận trường phái lý thuyết tương đối văn hóa, nghiên cứu này lập luận rằng hành vi nam tính và nữ tính theo khuôn mẫu văn hóa ảnh hưởng đến việc nhận diện bệnh tật khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Ngoài ra, quan niệm và hành vi theo khuôn mẫu “nam vô tửu như kỳ vô phong” hoặc “nam làm việc lớn nữ làm việc nhỏ” đã trực tiếp ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe của nam giới và nữ giới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 5 năm 2020
Tác giả: NGUYỄN THỊ NHUNG
Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là nhà tư tưởng lớn mà còn là bậc thầy trong tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng cách mạng. Phương pháp tuyên truyền bằng thơ của Hồ Chí Minh thể hiện sự sáng tạo và độc đáo, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam lúc bấy giờ. Phương pháp ấy đã góp phần rất lớn trong việc tạo ra sự thành công cho cách mạng Việt Nam. Bài viết tập trung khái quát quá trình tuyên truyền bằng thơ của Hồ Chí Minh qua các thời kỳ cách mạng, qua đó để thấy được sự sáng tạo và độc đáo của phương pháp tuyên truyền này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 5 năm 2020
Tác giả: NGUYỄN THỊ NHÀN
Tóm tắt: Tác phẩm Tư bản là một trong những thành tựu lý luận vĩ đại mà C. Mác đã để lại cho nhân loại. Nội dung của tác phẩm không chỉ cung cấp cho người đọc những tri thức về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, về thị trường tư bản chủ nghĩa, mà ở đây, chúng ta tiếp thu được cả ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Từ cách tiếp cận ở góc độ triết học, bài viết trình bày về sự thống nhất giữa cái bộ phận và cái chỉnh thể trong tác phẩm Tư bản của C. Mác.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 5 năm 2020
Tác giả: TRẦN THỊ GIANG THANH
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​