Tóm tắt: Chữ Nôm là hệ thống chữ viết ghi âm tiếng Việt, được sử dụng rộng khắp từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XX; tuy nhiên, chữ Nôm chưa từng được Nhà nước điển chế hóa. Do vậy, trong quá trình phát triển, chữ Nôm để lại nhiều cách viết, nhìn chung là thường mang màu sắc địa phương, phản ánh đặc điểm ngữ âm vùng miền. Chữ Nôm Nam Bộ rất tiêu biểu ở đặc điểm này. Bài viết này nhằm đưa ra một hướng lý giải mới ở một số phương diện chữ Nôm phản ánh ngữ âm địa phương (ngữ âm Nam Bộ), trên cơ sở khảo sát văn bản Nôm Kim cổ kỳ quan của Nguyễn Văn Thới.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN NGỌC QUẬN
Tóm tắt: Kết hợp hiệu quả hai yếu tố truyền thống và hiện đại trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, các nhà văn Việt Nam hôm nay đã chú ý nhiều hơn đến thủ pháp hư cấu nghệ thuật bằng các motif truyền thống. Bài viết nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại trên phương diện nghệ thuật hư cấu nhân vật và sự kiện lịch sử qua các motif: giấc mơ, hồn ma, điềm báo, góp phần làm rõ một trong những đặc trưng làm nên thành công của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.
Nguồn:
Tác giả: ĐOÀN THỊ HUỆ
Tóm tắt: Dưới thời quân chủ Việt Nam nói chung và triều vua Gia Long, Minh Mệnh nói riêng, việc khảo xét để phân loại, thăng giáng, thưởng phạt quan lại luôn được chú ý. Bên cạnh việc đề ra phương thức, trình tự, thời gian, hai vua Gia Long và Minh Mệnh luôn đề cao tiêu chí tài, đức khi xét thành tích. Các quy định trong khảo xét quan lại của hai vị vua này một mặt ràng buộc trách nhiệm của quan lại đối với nhà nước; mặt khác tạo động lực khuyến khích quan lại làm việc. Tham khảo chế độ khảo xét quan lại của nhà Nguyễn có thể rút ra một số bài học giá trị đối với việc đánh giá cán bộ công chức hiện nay.
Nguồn:
Tác giả: PHẠM THỊ THU HIỀN
Tóm tắt: Phương thức khai thác nguồn lực của cộng đồng tiền sử chịu tác động của hệ sinh thái. Tư liệu khai quật khảo cổ học tại hai di tích An Sơn và Rạch Núi (tỉnh Long An) cho thấy các chiến lược sinh kế khác nhau của các cư dân thời đá mới tại Nam Bộ. Tại địa điểm Rạch Núi, nằm trong vùng ngập mặn cửa sông Cần Giuộc, cư dân có lối sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, chủ yếu khai thác các loài cây, thủy sản và thú hoang bản địa. Ngược lại, một nền kinh tế có tính sản xuất đã có mặt ở An Sơn, trong vùng đồng bằng sông Vàm Cỏ Đông, cư dân biết trồng lúa, chăn nuôi lợn và chó. Kinh tế nông nghiệp được bổ sung bằng đánh bắt cá sông và động vật hoang dã.
Nguồn:
Tác giả: ĐẶNG NGỌC KÍNH
Tóm tắt: Tỉnh Bến Tre, ngoài những thuộc tính giống như các điểm đến miền quê sông nước khác của Đồng bằng sông Cửu Long, còn sở hữu một danh tiếng riêng là “xứ Dừa”. Trong nghiên cứu này, phương pháp quan sát thực địa và điều tra lấy ý kiến khách du lịch được sử dụng để xác định loại sản phẩm có khả năng tạo hình ảnh điểm đến du lịch Xanh cho Bến Tre. Kết quả khảo sát ý kiến khách du lịch đã minh chứng rằng mô hình hoạt động của các điểm du lịch Xanh đã và đang đáp ứng được mong đợi của khách du lịch và thị trường du lịch Xanh có xu hướng phát triển tốt. Hình ảnh điểm đến du lịch Xanh của Bến Tre đã bắt đầu hình thành trong tâm trí một bộ phận khách du lịch. Để phát triển hình ảnh này, ngành du lịch Bến Tre nên hỗ trợ các nhà vườn, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp, để vừa giúp nhà nông tăng doanh thu bán nông sản vừa tạo thêm việc làm cho người dân địa phương.
Nguồn:
Tác giả: ĐẶNG THANH LIÊM - ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH
Tóm tắt: trưởng mạnh mẽ và đang ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết trình bày về khái niệm kinh tế chia sẻ, một số mô hình kinh tế chia sẻ nổi bật trên thế giới hiện nay, phân tích những yếu tố tác động đến sự phát triển của kinh tế chia sẻ và một số vấn đề phát sinh trong sự phát triển của loại hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ này. Một số đề xuất của bài viết nhằm phát triển cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh từ kinh tế chia sẻ bao gồm: đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ; tìm hiểu và phân tích về bản chất của các mô hình kinh tế chia sẻ; thực hiện các ràng buộc về pháp lý đối với chủ thể kinh doanh dựa trên các mô hình kinh tế chia sẻ; nhà nước phải nâng cao năng lực hoạch định, cung cấp bảo trợ xã hội.
Nguồn:
Tác giả: ĐỖ LÝ HOÀI TÂN
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​