Tóm tắt: Nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của biển đối với đất nước, vua Minh Mệnh sau khi lên ngôi đã kế thừa các triều đại trước, thi hành nhiều biện pháp để bảo vệ, khai thác chủ quyền biển đảo. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến qua các tư liệu khác nhau. Tuy vậy, thơ ngự chế của vua Minh Mệnh – một nguồn tư liệu quý về biển lại chưa được khai thác trong các nghiên cứu này. Trong thơ ngự chế, các vấn đề liên quan đến biển, như: xây dựng thành bảo vệ biển, đóng tàu thuyền, thao luyện thủy quân, cảm nhận và nỗi niềm về biển của người đứng đầu đất nước… được đề cập khá nhiều. Qua các bài thơ của vua Minh Mệnh, có thể nhận thấy tầm nhìn và tình yêu của nhà vua đối với biển của đất nước mình.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN HUY KHUYẾN
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu, phân loại, phân tích, bình luận, nhận diện, đánh giá, tổng kết và hệ thống hóa tiếng nói của người đương thời phong trào Thơ mới (1932 - 1945) bàn về thơ Vũ Hoàng Chương qua ý kiến của giới nghiên cứu, phê bình (Lam Giang, Lê Thanh, Mộc Khuê Kiều Thanh Quế, Vũ Bội Liêu, Hoài Thanh - Hoài Chân, Cây Thông, Lương Đức Thiệp, Lê Huy Vân, Vũ Ngọc Phan…). Xác định đặc điểm và nhấn mạnh các định hướng tiếp nhận thơ Vũ Hoàng Chương qua hai thi tập Thơ say (1940), Mây (1943) và tập kịch thơ Trương Chi (1944) từ quan điểm lịch sử - cụ thể, giới hạn trong đúng sinh quyển, cảnh quan và môi trường phong trào Thơ mới…
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN HỮU SƠN
Tóm tắt: Shinto (Thần đạo) là một loại hình tín ngưỡng có sức sống bền bỉ cùng lịch sử của đất nước Nhật Bản. Cho đến ngày nay, trong đời sống tâm thức của người Nhật, cũng như tổ tiên của mình trong quá khứ, Shinto vẫn có sức ảnh hưởng rõ rệt. Hàng năm, người dân ở các đô thị lớn vẫn thành kính đón rước các kami thông qua những lễ hội trên đường phố; trong nhà người Nhật, bất kể nhà hiện đại hay kiểu nhà truyền thống, bàn thờ kami luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Bài viết của chúng tôi, trên cơ sở tổng hợp và phân tích tư liệu, sẽ trình bày những nét đặc trưng nói trên của Shinto trong đời sống tâm thức của người Nhật.
Nguồn:
Tác giả: PHÙ KHẢI HÙNG
Tóm tắt: Trần Bạch Đằng sinh ngày 15/7/1926 tại xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang). Ông là một trí thức nổi tiếng, một học giả uyên bác, một nghệ sĩ đa tài, hoạt động trên nhiều lĩnh vực và lĩnh vực nào cũng để lại những dấu ấn đậm nét. Bài viết lược thuật lại những cống hiến của ông trên các lĩnh vực hoạt động chính trị, văn hóa, văn học, đặc biệt là những đóng góp quan trọng về nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Nam Bộ.
Nguồn:
Tác giả: TRẦN ĐỨC CƯỜNG
Tóm tắt: Khảo cổ học đã phát hiện nhiều di tích ở vùng cận biển Đông Nam Bộ cho thấy quá trình các cộng đồng cư dân chiếm lĩnh vùng đồng bằng thấp và hình thành các khu vực cư trú, kết hợp giữa kinh tế sản xuất và kinh tế khai thác. Tại đây, đã xuất hiện những ngành nghề thủ công truyền thống và một nền kinh tế hàng hóa sơ khai qua các con đường giao lưu văn hóa - thương mại trên biển, góp phần tạo nên những bước đột phá trong quá trình phát triển của các cộng đồng cư dân cổ Nam Bộ trong giai đoạn 500 năm trước Công nguyên cho đến đầu Công nguyên. Vùng cận biển Đông Nam Bộ có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của vùng đất không chỉ trong thời tiền sử - sơ sử mà cả trong việc hình thành nên nhà nước đầu tiên của khu vực Đông Nam Á - nhà nước Phù Nam.
Nguồn:
Tác giả: BÙI CHÍ HOÀNG - NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN
Tóm tắt: Gần 3 thập niên qua, “Marketing địa phương” đã được nhắc nhiều tại các quốc gia đang phát triển. Thực tế, trên thế giới, hình thái marketing địa phương đã xuất hiện và phát triển từ những thế kỷ trước và đã trải qua các giai đoạn khác nhau về tính chất lẫn phương pháp tiếp cận. Qua việc tìm hiểu marketing địa phương, bài viết cho thấy marketing địa phương cần được xem là thành phần quan trọng và là một công cụ chiến lược trong việc đạt được tính cạnh tranh và phát triển kinh tế các địa phương.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN LAN HƯƠNG
Tóm tắt: TPHCM là thị trường lao động lớn, phong phú, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, trong đó có thanh niên dân tộc thiểu số người Khmer. Việc nhận diện hiện trạng việc làm của thanh niên người Khmer tại TPHCM là cơ sở đưa ra định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần làm cho việc làm của thanh niên người Khmer được ổn định và phát triển bền vững, đồng thời cũng góp phần vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời kỳ hội nhập. Kết quả khảo sát thanh niên người Khmer vào năm 2015 cho thấy rõ nét bức tranh toàn cảnh về việc làm, sự đa dạng nghề nghiệp của họ trong một số lĩnh vực, thể hiện sự thích ứng nhanh của lực lượng lao động thanh niên người Khmer trong môi trường đô thị đầy biến động và rủi ro. Vượt qua những khó khăn của bản thân và những rào cản xã hội, họ đang cố gắng tìm cho mình một việc làm phù hợp để tiếp tục cuộc mưu sinh và tạo lập cuộc sống.
Nguồn:
Tác giả: TRƯƠNG HOÀNG TRƯƠNG - VŨ NGỌC THÀNH
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu lý thuyết về hành động truyền thông của J. Habermas, một trong những chủ đề nghiên cứu quan trọng bên cạnh các chủ đề khác của ông như không gian công cộng, đạo đức học diễn ngôn, nền dân chủ tranh luận. Từ phê bình sự phân loại của M. Weber về hành động xã hội, ông đưa ra sự phân loại mới trong đó có hành động truyền thông. Hành động truyền thông gắn liền với hành động ngôn ngữ, với thế giới-cuộc sống (lifeworld), với đạo đức học diễn ngôn. Nhưng điều sâu xa hơn, lý thuyết về hành động truyền thông có tham vọng muốn trở thành một lý thuyết xã hội đề cao tính duy lý.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN XUÂN NGHĨA
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​