Tóm tắt: Trong lịch sử văn chương dân tộc, Nguyễn Huy Tưởng là một trong số ít những nhà văn đã dành trọn đời mình để sống, gắn bó và có những sáng tác hay về Thăng Long-Hà Nội. Niềm khát vọng lớn lao muốn tái hiện bức tranh hùng tráng về Thăng Long xưa và Hà Nội nay được ông ký thác vào những đứa con tinh thần như: An Dương Vương xây thành Ốc, An Tư, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Những người ở lại, Sống mãi với Thủ đô, Lũy hoa, Một ngày Chủ nhật... Những tác phẩm đã tái hiện một cách chân thực, rõ nét về lịch sử Thủ đô với những dấu mốc, sự kiện trọng đại, được thể hiện qua lối viết tài hoa của người nghệ sĩ với tình yêu Hà Nội thiết tha sâu nặng. Nhân kỷ niệm 102 năm ngày sinh của Nguyễn Huy Tưởng (6/5/1912 - 6/5/2014), chúng ta cùng nhìn lại nét đặc sắc này trong sáng tác của ông.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 05 năm 2014
Tác giả: NGUYỄN HUY PHÒNG
Tóm tắt: Thông thường tiếp cận bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng phải bắt đầu từ khái niệm, bởi thế giới khách quan là thế giới của vô vàn khái niệm. Hay nói khác đi, đó là thế giới mà con người ý niệm, mặc định cho nó, cải tạo nó. Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ (gọi tắt “Thơ trẻ thời chống Mỹ”), qua độ lắng gần bốn mươi năm đã trở thành hiện tượng văn hóa rất đáng trân trọng. Đã có không ít công trình nghiên cứu về thế hệ nhà thơ này, nhiều vấn đề được khám phá, phát hiện. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là tất cả đã được kiến giải xong xuôi, thấu đáo. Ở đây chúng tôi muốn nói đến tên gọi “Thơ trẻ thời chống Mỹ”. Bài viết hướng tới giải quyết một số vấn đề xung quanh khái niệm này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 05 năm 2014
Tác giả: NGUYỄN BÁ LONG
Tóm tắt: Bài viết này phân biệt hai nhóm động từ: thực hữu (factive verbs) và phi thực (non-factive verbs) nhằm làm rõ vai trò của chúng trong giao tiếp ngôn ngữ. Các nhóm động từ này chứa đựng tính xác thực hay không xác thực của thông tin tiền giả định trong nội dung mệnh đề đi sau chúng. Do đó, việc dùng không chính xác các động từ này có thể gây ngộ nhận về tính xác thực trong phát ngôn của người nói.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 05 năm 2014
Tác giả: NGUYỄN HÒA MAI PHƯƠNG
Tóm tắt: CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔI DIỆN MẠO ĐỊA - CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI NỬA SAU THẾ KỶ XX
Nguồn:
Tác giả: BÙI ĐÌNH THANH
Tóm tắt: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ mới, đứng đầu là Hồ Chủ tịch rất quan tâm đến sức khỏe của nhân dân, ngành y tế đã có những cố gắng phi thường, có nhiều thầy thuốc tận tụy với nhân dân và có nhiều sáng kiến trong việc phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Hoạt động của ngành y tế đã dập tắt các ổ dịch bệnh ở một số tỉnh miền Bắc trong những tháng độc lập đầu tiên và tiếp tục bảo vệ sức khỏe của nhân dân và bộ đội trước nhiều căn bệnh nguy hiểm khác trong những năm kháng chiến chống Pháp.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 05 năm 2014
Tác giả: NGUYỄN XUÂN KÍNH
Tóm tắt: Tiếp cận biểu tượng là khuynh hướng phân tích nổi bật của nhân học giai đoạn nửa sau thế kỷ XX. Thông qua việc trình bày khái lược công trình của các tác giả tiêu biểu cho lối tiếp cận này, bài viết so sánh hai hướng phân tích biểu tượng chủ đạo trong nhân học là diễn giải và cấu trúc chức năng. Theo đó, sự khác nhau cơ bản của hai hướng phân tích này là: trong khi hướng diễn giải phân tích trên cấp độ cá nhân và chủ trương thông hiểu ý nghĩa biểu tượng – vốn được xem là phương tiện biểu hiện và trao truyền văn hóa, thì hướng tiếp cận cấu trúc chức năng nhấn mạnh đến cấu trúc xã hội và xem biểu tượng như là cơ chế vận hành và duy trì xã hội.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 05 năm 2014
Tác giả: TRẦN KHÁNH HƯNG
Tóm tắt: Dựa trên số liệu khảo sát, bài viết trình bày thực trạng tiếp cận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tại TPHCM; những khó khăn của người lao động khi tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội và một số đề xuất chính sách liên quan đến lĩnh vực an sinh cho lao động phi chính thức, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 05 năm 2014
Tác giả: NGÔ THỊ KIM DUNG
Tóm tắt: Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX xã hội Việt Nam có điều kiện tiếp thu mạnh mẽ những giá trị văn hóa của nhân loại. Trong bối cảnh ấy, nhiều trí thức yêu nước Việt Nam đã có những biến chuyển về tư tưởng, đặc biệt về tư tưởng chính trị. Huỳnh Thúc Kháng là một trường hợp điển hình về sự biến chuyển này, bởi ông đã đi qua các tư tưởng Nho giáo, tư tưởng dân chủ tư sản để tiếp cận với tư tưởng cách mạng vô sản.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 05 năm 2014
Tác giả: NGUYỄN HỮU SƠN
Tóm tắt: Với nhiều tác phẩm bàn về triết học pháp quyền như Về sự công bằng (1993), Nhập môn triết học pháp quyền và lý luận pháp quyền hiện đại (1994), Triết học pháp quyền(1997),... nhà triết học Đức Arthur Kaufmann (1923-2001) đã đưa ra một khái niệm công bằng mang tính bao trùm, theo đó công bằng vừa là bình đẳng, vừa là công bằng xã hội và là an toàn pháp lý. Khái niệm công bằng của Kaufmann có ý nghĩa nhân văn sâu sắc bởi nó khẳng định rằng mục đích của pháp quyền là công bằng xã hội, và sự bình đẳng, an toàn pháp lý là những yếu tố quan trọng để có thể đảm bảo được mục đích trên.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 05 năm 2014
Tác giả: NGÔ THỊ MỸ DUNG
Tóm tắt: Xã hội diễn cảnh (xuất bản năm 1967) là công trình nổi tiếng nhất của nhà tư tưởng người Pháp Guy Debord, bao gồm 221 luận điểm, và được chia thành 9 chương. Với một lối viết rất trừu tượng và khó hiểu, tác giả đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau, bao quát từ đông sang tây, tự cổ chí kim. Theo Guy Debord, “diễn cảnh không phải là một tập hợp hình ảnh, mà là một quan hệ xã hội giữa những con người, qua sự trung gian của hình ảnh”, nó là tâm điểm của xã hội tiêu dùng. Bản dịch tiếng Việt của công trình này, do Nguyễn Tùng dịch, chú giải và giới thiệu, vừa được Nhà xuất bản Tri thức ấn hành vào cuối năm 2013(1). Tác giả bài này cũng là dịch giả của quyển Luận về biếu tặng của nhà nhân học người Pháp Marcel Mauss mà Tạp chí Khoa học xã hội đã giới thiệu (số 6(154)-2011, tr. 62-67).
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 05 năm 2014
Tác giả: NGUYỄN TÙNG
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​