Tóm tắt: Chuyển đổi số xây dựng chính quyền số để hội nhập và phát triển là tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư khi trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây không còn xa lạ với nhân loại. Để thích ứng bối cảnh, từ Trung ương đến các tỉnh, thành địa phương Việt Nam đang nỗ lực triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia và bước đầu có kết quả nhất định. Từ nguồn tư liệu và qua khảo sát tại các tỉnh, thành Đông Nam Bộ, bài viết khái quát đôi nét về kết quả xây dựng chính quyền số của các địa phương này cùng vai trò của lực lượng chuyên viên trẻ – chủ thể quan trọng trong tham gia thực hiện xây dựng chính quyền số tại địa phương, trên cơ sở đó khuyến nghị giải pháp nhằm phát huy vai trò của lực lượng chuyên viên ‘xung kích’ hướng tới thành công trong xây dựng chính quyền số và Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 4(310)2024
Tác giả: NGUYỄN THỊ LUYỆN
Tóm tắt: Luận ngữ là một sách trong bộ Tứ thư, chứa đựng những giá trị cốt lõi về nguyên tắc đạo đức, được trình bày dưới dạng đối thoại giữa Khổng Tử và học trò. Bài viết này, tác giả tập trung làm rõ vai trò của đạo đức trong tư tưởng của Khổng Tử, chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ xã hội theo tư tưởng của Khổng Tử trong Luận ngữ, và về sự phát triển, biến đổi của quan điểm này qua các thời kỳ lịch sử.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 4(310)2024
Tác giả: VÕ VĂN DŨNG
Tóm tắt: Cấu trúc cộng đồng là một chiều kích quan trọng trong hình thái tổ chức đời sống của lao động di dân. Dựa trên dữ liệu khảo sát định lượng và định tính tại bốn quận của TPHCM bài viết trình bày cấu trúc cộng đồng của lực lượng lao động di dân; trên cơ sở đó góp phần cung cấp dữ liệu nghiên cứu cho các nhà làm chính sách hoạch định, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thành phố Văn minh - Hiện đại - Nghĩa tình.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 4(310)2024
Tác giả: ĐỖ HỒNG QUÂN
Tóm tắt: Bài viết dựa trên số liệu khảo sát định lượng phân tích hoạt động du lịch nói chung của du khách Hà Nội và đặc điểm riêng của những nhóm nhân khẩu - xã hội khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, du khách Hà Nội chủ yếu sử dụng xe ô tô và máy bay; thường ở trong các cơ sở lưu trú kinh doanh. Tại địa điểm du lịch, các hoạt động ưa thích nhất của họ là chụp ảnh/quay video, tắm biển, tham quan di tích; ít tham gia các hoạt động thể dục, thể thao. Đa số du khách có mua ít nhất một món đồ trong chuyến đi và họ thường chọn đặc sản địa phương. Có sự khác biệt khá rõ giữa các nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp ở các khía cạnh quan sát trên.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 4(310)2024
Tác giả: HOÀNG VĂN DŨNG
Tóm tắt: Đảo Jeju là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc. Ngoài cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, đặc trưng văn hóa độc đáo, cùng các chính sách du lịch hợp lý, đồng bộ, hiệu quả của chính quyền tỉnh Jeju đã góp phần không nhỏ trong sự thành công của hòn đảo này. Bài viết phân tích các chính sách du lịch của đảo Jeju, hàm ý giới thiệu một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho việc phát triển du lịch tại các đảo lớn của Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 4(310)2024
Tác giả: NGÔ THANH LOAN
Tóm tắt: Người Stiêng là dân tộc tại chỗ cư trú tại tỉnh Bình Phước với hai nhóm địa phương là Stiêng Bù Lơ và Stiêng Bù Đéc. Người Stiêng Bù Lơ sống ở vùng cao, theo chế độ phụ hệ, người Stiêng Bù Đéc sống ở vùng thấp, theo chế độ mẫu hệ. Sự khác biệt này đã dẫn đến quan niệm về chuẩn mực cũng như vai trò, vị thế của giới trong gia đình, dòng họ và cộng đồng có sự khác biệt. Dựa trên kết quả điền dã thu thập được, bài viết phân tích vai trò của người phụ nữ Stiêng Bù Đéc thông qua hoạt động sản xuất, tái sản xuất và tham gia sinh hoạt cộng đồng hiện nay đặt trong tương quan so sánh truyền thống và biến đổi.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 4(310)2024
Tác giả: CHU PHẠM MINH HẰNG
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​