Tóm tắt: Phát triển kinh tế gắn với công bằng và tiến bộ xã hội là mục tiêu xuyên suốt trong đổi mới xây dựng đất nước, trong đó chính sách cho người nghèo, nâng cao đời sống người dân là một trong những mục tiêu quốc gia mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm giải quyết. Cùng với thành tựu kinh tế và nhiều giải pháp trọng tâm đảm bảo an sinh xã hội trong thời gian qua, chương trình giảm nghèo bền vững được TPHCM chú trọng thực hiện. Phạm vi bài viết, chúng tôi khái lược đôi nét về tình hình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tại phường Tân Chánh Hiệp thuộc Quận 12 và phường Bình Thuận thuộc Quận 7, TPHCM, trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn về giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại địa phương, hướng tới đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(296)2023
Tác giả: NGUYỄN THỊ LUYỆN - TRẦN MINH TÂM - NGUYỄN THỊ THÚY HÒA
Tóm tắt: Với triết học vấn đề con người, đặc biệt là tính nhân văn luôn là đối tượng, đề tài nghiên cứu được quan tâm. Tính nhân văn trong triết học Pháp thời kỳ cận đại có giá trị lý luận và thực tiễn lớn với sự khẳng định tự do là quyền thiêng liêng của con người, thực tiễn chống áp bức, bất công và đặc biệt là tư tưởng giải phóng phụ nữ. Trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, bài viết mang lại cách nhìn toàn diện về tính nhân văn trong triết học Pháp thời kỳ cận đại, đồng thời góp phần khẳng định giá trị của triết học Marx - Lenin về vấn đề con người và giải phóng con người.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(296)2023
Tác giả: NGUYỄN KHOA HUY
Tóm tắt: Việt Nam đã thoát nghèo và gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập trung bình từ năm 2010, thực tiễn này phản ánh những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời cũng báo hiệu động thái phân hóa xã hội hướng đến hình thành cấu trúc xã hội mới - tầng lớp thu nhập trung bình và khá. Sự phát triển về số lượng, chất lượng, và vai trò của tầng lớp thu nhập trung bình và khá trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề cần lý giải. Dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp, bài viết mô tả và phân tích các khía cạnh học vấn, việc làm trong sự phát triển tầng lớp thu nhập trung bình và khá của Việt Nam trong một thập kỷ qua (từ 2010 đến nay), và bàn luận về sự phát triển này trong phát triển bền vững đất nước.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(296)2023
Tác giả: NGUYỄN ĐỨC CHIỆN - LÊ QUÝ DƯƠNG
Tóm tắt: Bài viết phân tích phân tầng xã hội dựa trên thu nhập ở Nam Bộ từ 2006 đến 2018, qua việc sử dụng bốn bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư 2006, 2010, 2014 và 2018 của Tổng cục Thống kê. Kết quả cho thấy, bình quân thu nhập đầu người của Nam Bộ tăng lên đáng kể sau 12 năm. Tuy nhiên, thu nhập giữa các nhóm có sự tăng trưởng không đồng đều, trong đó thu nhập của các nhóm khá và trung bình trên tăng khá nhanh, các nhóm trung bình dưới tăng chậm hơn. Mặc dù bình quân thu nhập của các nhóm dân cư tăng khá nhanh, nhưng khoảng cách chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, giữa thành thị - nông thôn và giữa các tiểu vùng kinh tế chưa có dấu hiệu giảm xuống. Điều kiện kinh tế - xã hội của gia đình và các nguồn lực cá nhân của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của các nhóm dân cư. Trong đó, học vấn, giai tầng nghề và tiểu vùng kinh tế là ba yếu tố tác động mạnh nhất đến thu nhập của cư dân Nam Bộ.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(296)2023
Tác giả: HÀ THÚC DŨNG
Tóm tắt: Qua thực trạng về khả năng sinh viên Việt Nam sử dụng ngoại ngữ từ các nghiên cứu trước và kết quả khảo sát hai kỹ năng nghe-nói và viết của 360 sinh viên Việt Nam thuộc ngành Sư phạm Tiếng Anh và 143 sinh viên nước ngoài đang học tiếng Việt năm 2016-2017, 2018-2019, bài viết luận giải về nguyên nhân hạn chế trong học tập ngoại ngữ của sinh viên, học viên, trên cơ sở đó đề xuất phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập ngoại ngữ cho sinh viên, học viên tại Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(296)2023
Tác giả: HỒ XUÂN MAI
Tóm tắt: Trong nửa sau thế kỷ XIX, khoa học và kỹ thuật phương Tây ở một số lĩnh vực đã được du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam. Ngoài những lĩnh vực truyền thống thời kỳ này Việt Nam bắt đầu xuất hiện nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới. Bài viết đề cập đến quá trình du nhập, tiếp biến giữa khoa học và kỹ thuật truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây tại Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(296)2023
Tác giả: NGUYỄN MẠNH DŨNG - NGUYỄN SINH HÙNG - TRẦN XUÂN THANH
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​