Tóm tắt: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(284)2022
Tác giả: NGUYỄN VĂN THẾ
Tóm tắt: Khuôn mẫu sử dụng thời gian cho hoạt động tạo thu nhập là một trong những chiều cạnh của cuộc sống người cao tuổi. Từ kết quả phân tích thực trạng công việc của 399 người độ tuổi từ 60 đến 75 còn tham gia hoạt động kinh tế (đa số tự buôn bán/kinh doanh, hoạt động lao động được trả lương và tự sản xuất nông nghiệp), với thời gian trung bình khoảng 385 phút/ngày vào ngày hôm qua và 362 phút/ngày vào ngày cuối tuần, bài viết gợi ý một số kiến nghị hàm ý chính sách chăm sóc người cao tuổi để hướng đến thực hiện mục tiêu già hóa thành công.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(284)2022
Tác giả: Phan Thuận
Tóm tắt: Trong hai thập niên gần đây, TPHCM đang trong xu hướng giảm sinh. Bài viết tìm hiểu ý định sinh con, nhận thức trở thành cha mẹ, thái độ về giá trị con cái và hiểu biết về sinh sản của vợ chồng trẻ chưa có con. Dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi cấu trúc với dung lượng mẫu là 60 vợ chồng trẻ chưa có con tại thành phố Thủ Đức và huyện Bình Chánh-TPHCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy các điều kiện cần có để sinh con hay trở thành cha mẹ liên quan đến công việc, kinh tế, kiến thức, cá nhân, bạn đời và chuẩn mực xã hội. Những thay đổi cuộc sống do sinh con không được đánh giá là những thay đổi lớn và không chỉ là những thay đổi tiêu cực. Các vợ chồng trẻ có thái độ tích cực đối với giá trị con cái. Mặc dù mong muốn có con trong tương lai gần, nhưng họ lại hiểu biết không đúng về thời gian liên quan đến khả năng thụ thai. Đây là các gợi ý đóng góp cho các chính sách liên quan đến dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản của Thành phố trong thời gian tới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(284)2022
Tác giả: TRẦN NGUYỄN TƯỜNG OANH
Tóm tắt: Sử dụng mẫu là một phương pháp quen thuộc trong lý thuyết dạy học làm văn trước đây. Tuy nhiên, trong thực tiễn, phương pháp này rất dễ biến tướng thành việc sao chép, học thuộc văn mẫu. Bài viết xác định lại bản chất và quy trình thực hiện phương pháp sử dụng mẫu để có thể vận dụng hiệu quả phương pháp này trong quá trình dạy học phát triển năng lực tạo lập văn bản cho học sinh theo Chương trình môn Ngữ văn năm 2018.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(284)2022
Tác giả: TRẦN THANH BÌNH
Tóm tắt: Đội ngũ trí thức nói chung và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nói riêng là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Trong những năm qua, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tỉnh Bình Định đã phát huy vai trò của mình, xung kích đi đầu trong triển khai các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Qua nghiên cứu các tài liệu thứ cấp thu thập từ 2016 - 2020, bài viết làm rõ thực trạng công tác xây dựng đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tỉnh Bình Định, trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị nhằm thực hiện tốt hơn công tác này, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định phát triển, xứng đáng là vùng kinh tế trọng điểm của duyên hải Trung Bộ.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(284)2022
Tác giả: TRỊNH THỊ THẮNG
Tóm tắt: Văn học Việt Nam nói chung, thơ Việt Nam nói riêng trong thế kỷ XX có sự tiếp thu trên tinh thần chọn lọc tư tưởng Phật giáo và Ki tô giáo. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau về cảm hứng tôn giáo trong sáng tác của một số tác giả. Bài viết tổng quan những công trình nghiên cứu về cảm hứng tôn giáo trong thơ của Thích Nhất Hạnh, Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Mai Văn Phấn.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(284)2022
Tác giả: NGUYỄN THỊ KIM HỒNG
Tóm tắt: Bài viết giả định rằng tín ngưỡng Krishna và Rama từng được thực hành tại di tích Khương Mỹ trong khoảng thế kỷ X, các diễn giải dựa vào công bố khảo sát và khai quật của các nhà khảo cổ học Việt Nam năm 2000 và 2007, và được đối chiếu qua cổ thư Bà-la-môn giáo. Đối tượng khảo sát là bức tym-pan chủ đề “Krishna nâng ngọn núi Govardhana”; hình tượng khỉ quanh chân tháp Nam và những mảnh vỡ của bức phù điêu trang trí được tìm thấy vào khoảng cuối thế kỷ XIX và thập niên đầu thế kỷ XXI. Các diễn giải này là cơ sở để nhận định về các kiến trúc gạch khác tại Khương Mỹ.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(284)2022
Tác giả: NGUYỄN THỊ TÚ ANH
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​