Tóm tắt: Vào thập niên 30 của thế kỷ XX, ở Việt Nam, đã diễn ra cuộc tranh luận tư tưởng triết học xung quanh những nội dung về thế giới quan, phép biện chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lịch sử, vũ trụ quan của Khổng Tử và về nhân sinh quan. Tác giả khảo cứu các tư liệu sách, báo xuất bản trong thời kỳ đó, hệ thống hóa theo từng nội dung, đồng thời, đánh giá ý nghĩa và nêu lên một số nhận xét về cuộc tranh luận.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(272)2021
Tác giả: NGÔ BẰNG LINH
Tóm tắt: Địa danh là tên riêng đối tượng địa lý. Nhờ địa danh người ta có được sự hiểu biết về sự giao tiếp và sự bảo lưu ngôn ngữ; về quá trình lịch sử, văn hóa... của một địa bàn, một dân tộc. Với một địa bàn đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và một tiến trình lịch sử đặc trưng đã hình thành nên ở Tây Nguyên những lớp địa danh nhiều sắc màu văn hóa. Điều đó cũng đồng thời tạo ra không ít khó khăn cho các hoạt động giao tiếp. Vì vậy, tìm hiểu địa danh trên địa bàn từ cách tiếp cận ngôn ngữ - văn hóa là một yêu cầu tất yếu. Trên cơ sở khái quát về địa danh học, địa danh Tây Nguyên và khảo cứu một số trường hợp địa danh ở Tây Nguyên còn có những cách hiểu và cách thể hiện khác nhau, bài viết đưa ra những kiến nghị về việc định danh, sửa đổi và sử dụng địa danh ở vùng đất này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(272)2021
Tác giả: TRẦN VĂN DŨNG - ĐẶNG MINH TÂM
Tóm tắt: Với sở trường về giọng văn trần thuật, cùng cách tiếp cận từ nhân vật trung tâm và từ nhân vật ngoại vi ở mỗi khía cạnh, tình huống bắt nguồn từ cuộc sống đô thị, Phan Triều Hải đã tái hiện lại bức tranh của cả một thế hệ với biết bao cung bậc cảm xúc qua Truyện ngắn và Mỗi người một chỗ ngồi xuất bản năm 2018.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(272)2021
Tác giả: ĐẶNG THỊ XUÂN
Tóm tắt: Tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân được đánh giá là “gần tới sự toàn thiện toàn mỹ”. Một trong những phương diện nổi bật của tập truyện đó là những nét văn hóa độc đáo mà Nguyễn Tuân đã chăm chút miêu tả, thể hiện với tất cả thái độ trân trọng, ngậm ngùi, nuối tiếc. Tìm hiểu tập truyện từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi hướng đến trả lời câu hỏi điều gì làm nên dấu ấn rất riêng của Vang bóng một thời. Đó phải chăng là ở vẻ đẹp ngôn từ, ở cảm thức nghệ thuật hay còn ở vẻ đẹp tâm hồn, ở niềm trăn trở của nhà văn trước thời cuộc. Bài viết lấy điểm tựa là các quan niệm về tính văn hóa, mã văn hóa để phân xuất từng phương diện đặc sắc được thể hiện trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(272)2021
Tác giả: PHẠM THỊ LƯƠNG
Tóm tắt: Lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa kinh tế và trình độ tổ chức xã hội sẽ quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, và trong đó, từ góc độ quản lý xã hội thì trách nhiệm của mỗi công dân đóng vai trò quan trọng. Văn minh xã hội càng cao, trách nhiệm xã hội của công dân càng lớn. Để điều chỉnh tốt vấn đề này, các quy định chung làm quy tắc xử sự thống nhất từ trung ương đến địa phương của một quốc gia là hoàn toàn cần thiết và cần phải được luật hóa cụ thể và toàn diện. Từ cách tiếp cận pháp luật và giáo dục trong nước và quốc tế, bài viết tập trung phân tích về nghĩa vụ và trách nhiệm công dân nói chung và thanh niên nói riêng. Qua đó gợi mở những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến giáo dục trách nhiệm công dân của thanh niên, học sinh của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(272)2021
Tác giả: NGUYỄN THỊ LUYỆN
Tóm tắt: Khi triều Nguyên hình thành và thống trị ở Trung Hoa cuối thế kỷ XIII cũng là lúc người Mông Cổ rất hùng mạnh và kiểm soát vùng không gian lãnh thổ liên Á - Âu rộng lớn. Thời kỳ này, việc triều Nguyên thôn tính Nam Tống, ép Cao Ly thần phục, xâm lược Nhật Bản và Đông Nam Á đã cho thấy những thay đổi cách cai trị, ngoại giao và sự bành trướng của người Mông Cổ hướng đến phía đông, vươn ra biển để bổ khuyết cho những thiếu hụt và hạn chế trong nền kinh tế, chính trị và quân sự của họ.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 4(272)2021
Tác giả: NGUYỄN NHẬT LINH
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​