Tóm tắt: Tiền lương trả cho người lao động trực tiếp không chỉ là chi phí đối với doanh nghiệp may mà còn là thu nhập đối với người lao động trực tiếp. Trong thực tế, thường xảy ra mâu thuẫn: doanh nghiệp muốn tiết giảm chi phí trong đó có chi phí tiền lương, còn người lao động lại muốn tăng lương. Bằng phương pháp định lượng, tính toán đơn giản sẽ giúp cho các doanh nghiệp may Việt Nam và người lao động trực tiếp đánh giá được hiệu quả trả lương cho lao động trực tiếp trong doanh nghiệp may từ cả 2 phía người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp may và người lao động trực tiếp có khung tham chiếu từ đó tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trả lương cho lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp may Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 4 năm 2019
Tác giả: Lê Thị Kim Tuyết
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện ở vùng Tây Nam Bộ, theo phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị của GTZ (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – Đức) (nay là GIZ) về các kênh thị trường tiêu thụ, với thời gian thực hiện từ tháng 9/2017-12/2018. Đối tượng khảo sát là các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị bưởi Năm Roi gồm hộ trồng bưởi, thương lái, vựa trái cây, doanh nghiệp xuất khẩu, các hợp tác xã / tổ hợp tác, các cửa hàng, người bán lẻ, các nhà cung cấp đầu vào, các nhà quản lý và hỗ trợ chuỗi. Qua phỏng vấn trực tiếp các tác nhân, kết quả cho thấy có 7 kênh thị trường tiêu thụ bưởi Năm Roi, trong đó 95% sản lượng bưởi tiêu thụ trong nước, 5% là xuất khẩu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết khuyến nghị giải pháp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và thị trường cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị, cải thiện và phát triển ngành hàng bưởi Năm Roi.
Từ khóa: chuỗi giá trị, bưởi Năm Roi, Tây Nam Bộ
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 4 năm 2019
Tác giả: LÊ VĂN GIA NHỎ - HỒ THỊ THANH SANG - LÊ THỊ ĐÀO - HUỲNH THỊ ĐAN ANH - TRẦN ĐĂNG DŨNG