Tóm tắt: Giáo sư Nguyễn Đổng Chi (6/1/1915 - 20/7/1984) là một nhà nghiên cứu uyên bác về văn học cổ điển và văn hóa dân gian Việt Nam. Bài viết này điểm lại những thành tựu nghiên cứu về văn học cổ điển Việt Nam của ông qua hai công trình Việt Nam cổ văn học sử (1942) và Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (đồng tác giả, 1957-1960), trên cơ sở đó, nhận xét về cách tiếp cận, phương pháp viết văn học sử và chỉ ra những đóng góp của ông khi nghiên cứu về văn học thời kỳ này.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN CÔNG LÝ
Tóm tắt: Trong những năm đầu thập niên 1960, Tổng thống Pháp De Gaulle đã đề xuất giải pháp trung lập hóa Việt Nam và tích cực thực hiện chuỗi vận động ngoại giao nhằm hiện thực hóa giải pháp với quan điểm là người Việt Nam có thể tự quyết định vận mệnh chính trị của mình. Nỗ lực hòa giải cuộc chiến ở Việt Nam phản ánh mục tiêu của nước Pháp muốn có vị thế cao hơn trên chính trường quốc tế. Bên cạnh đó, nó cũng cho thấy nước Pháp đã rút ra những bài học lịch sử cay đắng ở Đông Dương trong quá khứ.
Nguồn:
Tác giả: HOÀNG HẢI HÀ
Tóm tắt: Thủ công nghiệp Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn(1) mặc dù chưa phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả kinh tế cao, song đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của Đàng Trong trong hai thế kỷ XVII - XVIII. Từ một nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp, ở Đàng Trong đã xuất hiện những làng nghề lớn sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Sự phát triển của thủ công nghiệp Đàng Trong dựa trên rất nhiều yếu tố, trong đó chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế của các chúa Nguyễn đóng vai trò quan trọng. Bài viết dưới đây nhằm làm rõ hơn vấn đề này.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN THỊ HẢI
Tóm tắt: Đăk Nông là một tỉnh có điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển cây cà phê. Đối với cây cà phê, nước là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho người trồng cà phê đạt năng suất cao. Nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước mưa (6 tháng mùa mưa), nước mặt và nước ngầm (6 tháng mùa khô). Tuy nhiên, do thay đổi thời tiết và khí hậu (hạn hán, lũ lụt, lượng mưa giảm và nhiệt độ tăng) và thói quen sử dụng nước tưới chưa hợp lý của người trồng cà phê đã góp phần không nhỏ đến sự suy giảm nguồn nước hiện nay. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá nhu cầu sử dụng nước trong canh tác cây cà phê đã cho thu hoạch để phục vụ cho việc quản lý nguồn nước và qui hoạch diện tích trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận “Dấu chân nước - Water Footprint” và “Mô hình xác định nhu cầu nước tưới mùa vụ - CROPWAT”. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về nhu cầu nước trong canh tác cây cà phê ở các huyện trên địa bàn tỉnh Đăk Nông là do tác động của các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật canh tác và cây giống.
Nguồn:
Tác giả: PHAN THANH ĐỊNH
Tóm tắt: Mỗi quẻ của Kinh Dịch có sáu hào, vị trí của sáu hào trong quẻ tạo ra logic nội tại của quẻ Dịch. Đọc Dịch là chiêm nghiệm, là lý giải, là khám phá ra cái ý nghĩa của logic đó, tức là từ cái nhìn về tương quan vị trí của các hào để đọc ra các ý nghĩa ẩn hàm ở trong đó. Vì vậy, vị trí của các hào trong quẻ là một vị trí xác định, và nếu thay đổi vị trí của hào thì sẽ làm cho quẻ này biến thành một quẻ khác, và do đó ý nghĩa cũng khác đi. Tác giả Trần Vương Thạch trong bài viết “Kinh Dịch và âm thanh” đã đề xuất một cách chồng hào mới - khác với cách chồng hào truyền thống - làm đảo lộn vị trí của các hào trong quẻ Dịch. Nhận thấy đề xuất này không có một cơ sở Dịch lý vững chắc nên chúng tôi có đôi lời trao đổi lại với tác giả Trần Vương Thạch và độc giả.
Nguồn:
Tác giả: HUỲNH VĨNH PHÚC
Tóm tắt: Sử dụng số liệu các cuộc Tổng điều tra dân số 1989, 1999, 2009 và Điều tra dân số giữa kỳ 2014, bài viết phân tích các khuôn mẫu vĩ mô của di cư ở vùng Tây Nam Bộ trong 30 năm đổi mới. Di cư khỏi vùng là xu hướng chính của các dòng di cư với nơi đến chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ, dù tỷ lệ xuất cư có giảm nhẹ trong giai đoạn 2009-2014. Di cư đến vùng Tây Nam Bộ rất ít và hầu hết là từ Đông Nam Bộ. Các xu hướng trên phản ánh sự hạn chế trong việc cung cấp các cơ hội việc làm ở Tây Nam Bộ và sự phụ thuộc vào thị trường lao động ở Đông Nam Bộ.
Nguồn:
Tác giả: LÊ THANH SANG NGUYỄN NGỌC TOẠI
Tóm tắt: Liêm chính trong đạo làm quan của kẻ sĩ xưa có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp chính trị và đời sống xã hội của mỗi triều đại. Có người làm quan nói về liêm chính thì hay mà thực hành thì dở. Lại có kẻ thi hành liêm chính không đúng cách nên đạo làm quan cuối cùng cũng chưa trọn vẹn. Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là người khắc phục được hạn chế đó trên con đường hoạn lộ của mình. Bài viết này tìm hiểu tư tưởng của Lê Quý Đôn về liêm chính và vấn đề thực hành liêm chính trong sự nghiệp quan trường của ông. Qua đó, góp phần thấy rõ nét đáng quý ở Lê Quý Đôn: nhận thức về liêm chính rất rõ ràng và thực hành liêm chính cũng rất minh bạch.
Nguồn:
Tác giả: PHAN NGỌC HUYỀN
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​