Tóm tắt: CHỢ, RỢ HAY NHỢ, DỢ ?
Nguồn:
Tác giả: Lưu Hồng Sơn
Tóm tắt: Hiện nay khoa học xã hội nhân văn còn chưa được chú trọng đúng mức, do vậy, chưa thật sự can dự tích cực vào đời sống xã hội ở nước ta. Bài viết đề xuất một hướng đào tạo nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn thông qua việc gắn nghiên cứu giảng dạy với thực tiễn phát triển, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm cho khoa học xã hội nhân văn có thể đóng góp thiết thực vào sự phát triển của xã hội. Bài viết được thực hiện dựa trên tình hình cụ thể của một tỉnh Đông Nam Bộ: tỉnh Bình Dương.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 04 năm 2014
Tác giả: BÙI TRUNG HƯNG
Tóm tắt: Nghịch ngữ là một hiện tượng xuất hiện ở hầu hết các ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt và tiếng Anh. Đó là một kết cấu ngôn ngữ bao gồm hai yếu tố có ý nghĩa trái ngược nhau, bề ngoài có hình thức phi logic nhưng bên trong chứa đựng một nội dung hợp lý, logic. Cách sử dụng từ ngữ này giúp nâng cao tư duy và nhận thức của con người.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 04 năm 2014
Tác giả: TRƯƠNG THÙY HƯƠNG
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất gốm truyền thống của tộc người Khmer vùng hạ lưu sông Mêkông, góp phần làm rõ đặc điểm và mối quan hệ về kỹ thuật sản xuất đồ đất nung giữa cộng đồng cư dân trong một số nước như Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Đồng thời bài viết cũng đánh giá những đóng góp của nghề gốm trong đời sống xã hội và những chuyển biến trong hoạt động của các làng nghề này tại các nước nói trên trong giai đoạn hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 04 năm 2014
Tác giả: NGUYỄN THỊ HOÀI HƯƠNG
Tóm tắt: Giáo sư Văn Tân (1/9/1913-30/9/1988), tên thật là Trần Đức Sắc (còn có các bút danh Cựu Kim Sơn, Văn Giang, Dương Minh, Duy Minh, S.T, D.M) là nhà hoạt động cách mạng, nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, văn học và sử học tiêu biểu của Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX.Trên phương diện sáng tác, ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, Văn Tân đã từng viết một số tác phẩm thiên về văn chính luận. Riêng về thể văn tiểu phẩm, trong năm 1938, Văn Tân với bút danh Cựu Kim Sơn đã viết 9 mục tiểu phẩm trên báo Tin tức (Cơ quan của Mặt trận Bình dân). Các tiểu phẩm này tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản của đời sống và cuộc đấu tranh xã hội đương thời, hướng đến tuyên truyền cho phong trào dân chủ và quyền độc lập dân tộc. Điều thú vị là các tiểu phẩm này không chỉ là những trang nghị luận xã hội sắc sảo mà còn được chuyển tải trong một hình thức nghệ thuật sinh động, giàu chất trào phúng, châm biếm tinh tế, thâm thúy, sâu cay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 04 năm 2014
Tác giả: NGUYỄN HỮU SƠN
Tóm tắt: Do ảnh hưởng của những biến động lịch sử, từ vựng tiếng Nga cũng đang biến đổi mạnh mẽ và xuất hiện nhiều những khuynh hướng mới. Trong bài viết này chúng tôi cố gắng chỉ ra những thay đổi chủ yếu trong lĩnh vực ngữ nghĩa tiếng Nga, cùng một số đặc trưng nổi bật liên quan đến nghĩa của từ tiếng Nga hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 04 năm 2014
Tác giả: TRƯƠNG VĂN VỸ
Tóm tắt: Lợi thế thiên nhiên đã tạo nên sinh hoạt kinh tế đặc trưng và sôi động trên vùng biển Bình Thuận mà phố cảng Phan Rí là nơi chiếm lĩnh vị trí hàng đầu. Từ quốc cảng của Champa trước năm 1693, Phan Rí trở thành một trong những phố cảng giao thương sầm uất của người Việt liên tục trong thế kỷ XVIII và gần suốt thế kỷ XIX, trước khi vai trò thủ phủ của nó dịch chuyển về hai đầu với sự phân rã tỉnh này thành hai đơn vị hành chính mới là Bình Thuận và Ninh Thuận. Lịch sử đã đi qua nhưng hương vị của phố cảng vẫn đậm nguyên trong đời sống không chỉ của con người Bình Thuận mà chung cho cả một cộng đồng người dọc miền duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ hôm nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 04 năm 2014
Tác giả: NGUYỄN VĂN GIÁC
Tóm tắt: Việc thu lượm và buôn bán phế liệu đã được các thành phần cư dân, nhất là người Hoa chú ý đến ngay trong giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa tại Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc. Đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, từ nghề kinh doanh phế liệu, một số người tại thành phố đã trở nên giàu có. Hiện nay, TPHCM thu hút ngày càng đông đảo lao động nhập cư từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có nhiều người mưu sinh bằng nghề bán buôn phế liệu... Nhìn chung, nghề kinh doanh phế liệu tại TPHCM cũng đã mang lại thu nhập đáng kể bảo đảm đời sống gia đình của những người làm nghề này và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường từ rác thải phế liệu. Các loại phế liệu được tái chế, sử dụng lại như giấy, thủy tinh, kim loại... cũng góp phần làm giảm nhẹ việc khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 04 năm 2014
Tác giả: LƯ NGUYỄN XUÂN VŨ
Tóm tắt: Với những lợi thế vượt trội (sở hữu nguồn tài nguyên rừng-biển-đảo phong phú, khí hậuôn hòa, lại tiếp giáp TPHCM, một thành phố lớn nhất nước), Bà Rịa-Vũng Tàu luôn là một trong ba tỉnh-thành phố có số lượt khách đến thăm đông nhất Việt Nam. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế mà ngành du lịch mang lại cho Bà Rịa-Vũng Tàu chưa cao. Để có cơ sở đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bài viết phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển của du lịch tỉnh.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 04 năm 2014
Tác giả: NGUYỄN LAN HƯƠNG
Tóm tắt: ÔNG BÀ VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI VIỆC CHĂM SÓC CÁC CHÁU TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN THỊ BẢO HÀ
Tóm tắt: Bài viết trình bày tình trạng nghèo ở nông thôn tỉnh Quảng Ngãi thông qua tình trạng nhà ở và tiện nghị sinh hoạt hiện có của người dân. Số liệu từ khảo sát cho thấy sự tích lũy để tự cải thiện chất lượng điều kiện sinh hoạt của các hộ dân còn thấp. Đối với đồng bào dân tộc, tình trạng này còn kéo dài và sự hỗ trợ từ phía Nhà nước có vai trò quyết định.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 04 năm 2014
Tác giả: TẠ DOÃN CƯỜNG
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​