Tóm tắt: Bài viết phân tích các tư liệu khảo sát định tính và định lượng tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, tìm ra những đặc điểm nhân khẩu học ở vùng biên giới Tây Nam Bộ trong thời điểm hiện tại nhằm cung cấp căn cứ khoa học cho việc phát triển các nguồn lực kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 3(309)2024
Tác giả: PHAN VĂN DỐP - LÊ THỊ HỒNG NHUNG
Tóm tắt: Kinh tế TPHCM năm 2023 có nhiều biến động do tác động từ các yếu tố khác nhau. Dựa trên các số liệu từ Cục Thống kê TPHCM, bài viết cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, các ngành công nghiệp chủ chốt, cùng hoạt động thúc đẩy kinh tế của TPHCM trong năm 2023 và triển vọng phát triển kinh tế - xã hội cho năm 2024. Đồng thời, bài viết cũng đề cập đến những hạn chế và thách thức mà TPHCM đã phải đối mặt trong năm 2023, từ đó đưa ra các giải pháp và hướng phát triển cho năm 2024 và các năm tiếp theo.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 3(309)2024
Tác giả: TRỊNH PHẠM DOANH
Tóm tắt: Dựa vào hai bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư (VHLSS) 2006 và 2018, bài viết phân tích các yếu tố nguồn lực của cá nhân và điều kiện kinh tế - xã hội của gia đình tác động đến phân tầng xã hội ở Nam Bộ. Kết quả phân tích các mô hình hồi quy đa biến cho thấy, các yếu tố trên đều có ý nghĩa lớn đối với phân tầng xã hội ở Nam Bộ. Trong đó, ở khía cạnh phân tầng dựa trên giai tầng nghề, các yếu tố học vấn, thu nhập và địa bàn cư trú (nông thôn - đô thị) tác động khá lớn đến vị thế nghề nghiệp của người lao động. Còn ở chiều cạnh phân tầng xã hội dựa vào thu nhập bốn yếu tố ảnh hưởng mạnh đến thu nhập của hộ gia đình gồm học vấn của chủ hộ, địa bàn cư trú, nghề nghiệp và mức độ đô thị hóa của từng tiểu vùng kinh tế. Cuối cùng, ở chiều cạnh sở hữu các vật dụng sinh hoạt đắt tiền trong gia đình, các yếu tố thu nhập, học vấn và địa bàn cư trú có tác động mạnh.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 3(309)2024
Tác giả: HÀ THÚC DŨNG
Tóm tắt: Giảng dạy các môn lý luận chính trị ở bậc đại học là một trong những công tác quan trọng để bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho sinh viên. Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng giảng dạy các môn lý luận chính trị ở bậc đại học thông qua cuộc khảo sát thông tin từ sinh viên của 7 trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù nhận thức được mục đích của việc học tập các môn học này nhưng nhiều sinh viên đánh giá môn học này còn khá trừu tượng nên khó tiếp thu, khó vận dụng vào thực tiễn và thiếu tính liên kết với môn học chuyên ngành.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Số 3(309)2024
Tác giả: NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN