Tóm tắt: Ngày 17/2/1979, quân Trung Quốc đồng loạt tiến công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Sau hơn hai tuần chỉ tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam được hơn 15 kilomet và bị tổn thất nặng nề, quân Trung Quốc được lệnh rút lui khỏi Việt Nam vào ngày 5/3/1979. Tính cả thời gian tiến công và thời gian rút lui đến 16/3/1979, quân Trung Quốc chỉ có mặt trên đất Việt Nam 1 tháng, nhưng cuộc chiến tranh này thực tế không đơn giản và chóng vánh như vậy, mà nó là một cuộc chiến phức hợp (diễn ra trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế) và trên thực tế còn kéo dài cho đến năm 1989, khi quân Trung Quốc rút khỏi mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang). Đặt cuộc chiến tranh này trong bối cảnh toàn diện và với những hành động mà Trung Quốc đã theo đuổi, có thể giúp hiểu rõ hơn nguyên nhân, tính chất của cuộc chiến tranh, cũng như những bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện tại.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 3 năm 2019
Tác giả: Trần Thị Nhung
Tóm tắt: Từ những năm 1970 đến nay, khởi đầu từ nguyên lý đối thoại của M. Bakhtin, lý thuyết đối thoại văn hóa trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn và lý thuyết đối thoại giáo dục trong nghiên cứu giáo dục học đã hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Ucraina và Liên bang Nga. Bài viết của chúng tôi bước đầu hệ thống hóa những nội dung cần thiết về cơ sở lý luận chung của đối thoại giáo dục với hy vọng: trong định hướng dạy học tiếp cận năng lực ở Việt Nam tới đây, việc cụ thể hóa những tiền đề của đối thoại giáo dục vào phương pháp tổ chức dạy học đối thoại sẽ được quan tâm rộng rãi hơn và thực hiện một cách bài bản hơn.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 3 năm 2019
Tác giả: Trần Thanh Bình
Tóm tắt: Phát huy những tiềm năng và lợi thế của mình, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đang hướng đến việc trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Để đáp ứng yêu cầu đó, TPHCM xác định giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả phân tích làm rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực, từ đó đưa ra một số giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực ở TPHCM hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 3 năm 2019
Tác giả: Nguyễn Võ Hoàng Mai
Tóm tắt: Chứng minh là hoạt động cơ bản, quan trọng nhất được thực hiện trong suốt tiến trình tố tụng hình sự với sự tham gia của nhiều chủ thể tố tụng khác nhau để xác định sự thật khách quan của vụ án. Hoạt động chứng minh của các chủ thể thực hiện các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự như chủ thể buộc tội, bào chữa và xét xử có vai trò, vị trí và đặc điểm khác nhau. Hoạt động chứng minh của luật sư trong tố tụng hình sự để thực hiện chức năng bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội. Bài viết phân tích một số đặc điểm về hoạt động chứng minh của luật sư trong tố tụng hình sự, qua đó đặt ra một số vấn đề cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả bào chữa, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 3 năm 2019
Tác giả: Nguyễn Văn Minh
Tóm tắt: Bài viết mô tả phương pháp luận của xuyên ngành. Phân tích của tôi gồm các phần: “vượt lên các bộ môn” là gì; khác biệt giữa đa ngành, liên ngành, đơn ngành, và xuyên ngành; định nghĩa ranh giới bộ môn; tiên đề của phương pháp luận xuyên ngành; ý tưởng “các cấp độ của Hiện thực”; logic của cái giữa bên trong; và sự phụ thuộc lẫn nhau phổ quát. Tôi kết luận chúng ta đang ở ngưỡng của một thời đại Phục Hưng mới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 3 năm 2019
Tác giả: Basarab Nicolescu - Chuyển ngữ: Bùi Thế Cường
Tóm tắt: Lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Mác và Ăngghen đã xây dựng trên cơ sở nghiên cứu quy luật phát triển khách quan của lịch sử về xã hội mà trong đó con người được giải phóng, được phát triển toàn diện, xã hội không còn áp bức, bóc lột, bất công là mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta. Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đến nay đã hơn 30 năm. Thành tựu của 30 năm đổi mới là to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Thực tiễn phát triển đất nước và những bài học kinh nghiệm qua chặng đường đổi mới cho thấy, đường lối đổi mới của Đảng ta, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo, chứng tỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta là phù hợp với thực tế Việt Nam và phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 3 năm 2019
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền Oanh
Tóm tắt: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Tuyên ngôn Cộng sản) 1848 của C. Mác và Ph. Ăngghen là một trong các văn kiện chính trị ảnh hưởng lớn của thế giới. Nội dung được luận giải trong Tuyên ngôn Cộng sản về các vấn đề và mối quan hệ như: giai cấp, đấu tranh giai cấp, những quan điểm chống lại quan điểm đối lập với C. Mác và Ph. Ăngghen về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản… Bài viết tập trung phân tích sự vận dụng của Đảng ta vào việc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay trên cơ sở lý luận về nguồn gốc và mục đích của đấu tranh giai cấp của C. Mác và Ph. Ăngghen.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 3 năm 2019
Tác giả: Phan Thị Hồng Duyên - Lê Thị Ngọc Thúy
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​