Tóm tắt: Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình khảo cứu về Đờn ca tài tử từ các góc độ của nhiều lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, văn hóa, lịch sử… Bài viết này nhằm góp thêm một cái nhìn từ góc độ triết học về loại hình nghệ thuật này; và từ góc độ triết lý nhân sinh Nam Bộ, bài viết đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Đờn ca tài tử Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay theo hai hướng tiếp cận từ chủ thể và khách thể.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN KHÁNH HOÀNG
Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học trên báo Nông cổ Mín đàm dựa trên 88 bài viết trong số hàng trăm tác phẩm và bài viết về văn học nghệ thuật đã đăng trên tờ báo trong 23 năm tồn tại. Mặc dù chưa thể coi những bài viết trên là các nghiên cứu, lý luận và phê bình chuẩn mực, nhưng đó là những bước đi đầu tiên cần thiết đóng góp vào quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà.
Nguồn:
Tác giả: LÊ THỊ KIM CHI
Tóm tắt: Năm 1961, đoạn cuối đường vận tải chiến lươc 559 (còn gọi là đường Hồ Chí Minh) từ Nam Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ được xoi mở thành công và chia làm ba hành lang vào Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2). Cung đường này nhanh chóng trở thành hành lang vận chuyển chiến lược của B2, tiếp nhận người và hàng hóa, vũ khí, phương tiện chiến tranh. Thông tin liên lạc hoạt động trên đoạn cuối đường Hồ Chí Minh gồm các phương thức thông tin quân bưu, thông tin vô tuyến điện và thông tin hữu tuyến điện. Bài viết giới thiệu quá trình hình thành đoạn cuối đường Hồ Chí Minh và hoạt động của ba phương thức thông tin liên lạc trên con đường trong những năm kháng chiến chống Mỹ
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN THỊ KIM NƯƠNG
Tóm tắt: Người Khmer là một tộc người thiểu số ở Việt Nam, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Với tỷ lệ hộ nghèo cao và tập trung cư trú ở các vùng nông thôn có điều kiện khó khăn, người Khmer được thụ hưởng nhiều chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Nghiên cứu về việc thực hiện chính sách dân tộc tại huyện Trà Cú của tỉnh Trà Vinh, chúng tôi nhận thấy chính sách hỗ trợ đã có nhiều tác động tích cực đến việc nâng cao đời sống của người Khmer. Tuy nhiên, việc ít tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, rào cản ngôn ngữ tiếng Việt và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là các yếu tố đã hạn chế phần nào tính hiệu quả của việc thực thi các chính sách.
Nguồn:
Tác giả: NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN
Tóm tắt: Dạng thức phân phối hàng hoá dịch vụ được diễn giải với nhiều kiểu tồn tại khác nhau trong phân phối, được phân loại và nhận diện thông qua cấu trúc của mỗi dạng thức. Trong không gian phân phối hàng hóa dịch vụ, dạng thức phân phối được xác định là cấu trúc nhỏ nhất để hình thành nên các kênh phân phối và mạng lưới phân phối bằng việc kết nối các phần tử và dạng thức phân phối.
Mạng lưới phân phối trái cây tại tỉnh Tiền Giang được hình thành và thiết lập bởi các dạng thức phân phối trái cây điển hình và phổ biến tại tỉnh Tiền Giang. Thông qua mạng lưới được khảo sát, các mối quan hệ giữa các bên tham gia như nhà vườn, thương lái, chủ vựa trái cây… trong mạng lưới và kênh phân phối đã được xem xét, đánh giá về vị thế và vai trò. Từ thực tiễn trên, bài viết đưa ra một vài ý kiến nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng mạng lưới phân phối trái cây tại Tiền Giang.
Nguồn:
Tác giả: TẠ DOÃN CƯỜNG
Tóm tắt: Nghiên cứu này khảo sát các học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội với mục đích tìm hiểu những hành vi có thể mang đến rủi ro ở học sinh, trong đó tập trung nghiên cứu 11 hành vi cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình một học sinh trung học phổ thông có 2,17 trên tổng số 11 hành vi rủi ro. Học sinh nam, học sinh học khối lớp lớn (11 và 12), học sinh các trường ngoài công lập và học sinh đã có người yêu đối mặt với nguy cơ có đồng thời nhiều hành vi rủi ro hơn. Ngoài ra, học sinh có hút thuốc lá, có sử dụng ma túy, sử dụng chất/thuốc gây ảo giác là những học sinh có hành vi rủi ro rất cao, số hành vi rủi ro trung bình của các nhóm học sinh này lần lượt là: 4,85; 6,6; 6,4 hành vi/học sinh. Nghiên cứu cũng bước đầu đưa ra các bằng chứng về thực trạng có đồng thời nhiều hành vi rủi ro và mối liên hệ giữa các hành vi rủi ro; cuối cùng đưa ra gợi ý về những giải pháp hiệu quả, phù hợp để can thiệp, giám sát hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông.
Nguồn:
Tác giả: DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG - NGUYỄN QUÝ THANH - TRẦN THỊ MINH NGỌC
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu khái quát về lịch sử của mối quan hệ giữa tôn giáo và môi trường sinh thái. Mặc dù có những căng thẳng và xung đột giữa các nhóm tôn giáo, cả trong lịch sử và hiện tại, tôn giáo vẫn có những đóng góp tích cực cho xã hội. Thời gian đầu, các tôn giáo chậm dấn thân trong việc giải quyết các vấn đề khủng hoảng môi trường toàn cầu, nhưng dần dần đã tham gia nhiều hơn. Tác giả nhấn mạnh, tôn giáo là một thành tố quan trọng trong nỗ lực liên ngành cùng với khoa học, kinh tế, giáo dục và chính sách, trong phong trào sinh thái và trong quá trình khắc phục các thách thức môi trường hiện tại.
Nguồn:
Tác giả: JOHN GRIM - MARY EVELYN TUCKER - NGUYỄN THỊ THỊNH lược dịch
|
|