Tóm tắt: Ngữ cảnh là khái niệm thường được đề cập đến trong ngôn ngữ học và văn học, nhất là trong việc phân tích các nhân tố chi phối nội dung và diễn tiến hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Trong bài viết này, chúng tôi xem xét ngữ cảnh từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận và vận dụng nguyên tắc đặt chức năng nhận thức vào sự vận hành tích hợp với chức năng giao tiếp để mô phỏng lại quá trình chọn lựa phát ngôn theo những giả định ngữ cảnh. Nội dung khảo sát trong bài dựa trên cứ liệu truyện ngắn Ông Từ nhà thờ (The Verger) của Somerset Maugham.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 03 năm 2014
Tác giả: NGUYỄN HÒA MAI PHƯƠNG
Tóm tắt: Vấn đề quan trọng của hình thức tự sự tiểu thuyết là kiến tạo một mối liên hệ giữa người kể với câu chuyện được kể. Chính nhờ điều này, hình thức tự sự sẽ biến câu chuyện từ chỗ là chất liệu đời sống trở thành một câu chuyện có tính chất nghệ thuật. Bài viết của chúng tôi trình bày mối quan hệ giữa người kể chuyện và cốt truyện trong tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Mối quan hệ giữa người kể chuyện và cốt truyện đã góp phần tạo nên hình thức tự sự độc đáo của tiểu thuyết, đáp ứng nhu cầu của độc giả đại chúng Nam Bộ đầu thế kỷ XX.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 03 năm 2014
Tác giả: PHAN MẠNH HÙNG
Tóm tắt: Trong thế kỷ XIII-XIV, nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp để phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp. Chính sách trọng nông của nhà Trần thể hiện ở việc khuyến khích khai hoang lập điền trang, quan tâm chăm lo đến công việc trị thủy, thủy lợi, nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công cuộc khai hoang. Bên cạnh đó, nhà Trần còn chú trọng phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp và thực thi nhiều chính sách quan tâm đến đời sống nhân dân, tạo nên sự đoàn kết toàn dân. Đó chính là nền tảng quan trọng để Đại Việt đạt được những thắng lợi vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta: ba lần chiến thắng oanh liệt quân xâm lược Mông-Nguyên vào các năm 1258, 1285, 1287-1288, trong đó có chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 03 năm 2014
Tác giả: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI
Tóm tắt: Người Chăm là con cháu của cư dân Champa xưa và là thành viên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Từ góc độ khoa học xã hội đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Chăm. Các nghiên cứu được công bố chủ yếu là những nghiên cứu về dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa và các nghiên cứu lặp lại, thiếu vắng các công trình chuyên sâu xuất phát từ mục tiêu thiết thực phục vụ cho sự ổn định và phát triển của dân tộc Chăm, tìm ra các giải pháp phù hợp giúp người Chăm thuận lợi hơn trong hòa nhập và phát triển bền vững. Vì vậy, việc đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu về người Chăm là việc làm cần thiết, có ý nghĩa định hướng cho các nghiên cứu về người Chăm một cách căn bản và hữu ích hơn.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 03 năm 2014
Tác giả: PHÚ VĂN HẲN
Tóm tắt: Người Cil (Chil) và Kơho (Srê) thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer có cấu trúc xã hội mẫuhệ, tên dòng họ của các thế hệ con cháu và tài sản được kế thừa theo dòng mẹ. Từ sau thập niên 1950 đến nay, hai nhóm tộc người đã trải qua quá trình thay đổi không gian cư trú và sống gần kề nhau thuộc 6 huyện/thị phía Bắc của tỉnh Lâm Đồng. Trong sự thay đổi không gian cư trú, các quan hệ xã hội và ranh giới xã hội giữa các cộng đồng tộc người đã có nhiều biến đổi. Bài viết này muốn làm rõ quá trình hình thành những ranh giới mới giữa người Cil và Kơho tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 03 năm 2014
Tác giả: PHẠM THANH THÔI
Tóm tắt: Nội dung của bài này nhằm đi tìm những ý nghĩa triết học mà tác giả cho là nền tảng của đạo đức nghề nghiệp. Tác giả cho rằng ý niệm về đạo đức nghề nghiệp xuất phát từ những nền tảng tinh thần sau đây: đó là ý nghĩa của lao động mà Georg Hegel đã có công làm sáng tỏ, ý nghĩa của nghề nghiệp mà Max Weber đã khai triển, và ý nghĩa của hành vi đạo đức theo quan niệm của Immanuel Kant. Bài viết cũng sẽ đề cập tới sự phân biệt cần thiết giữa trật tự đạo đức với trật tự pháp lý, cũng như giữa nghĩa vụ nghề nghiệp với đạo đức nghề nghiệp, và từ đó đi đến một vài nhận xét về yêu cầu xác lập một quan niệm về đạo đức nghề nghiệp theo hướng đạo đức học nghĩa vụ.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 03 năm 2014
Tác giả: TRẦN HỮU QUANG
Tóm tắt: Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta luôn thể hiện rõ nét tinh thần ngoại giao hòa hiếu, khoan dung và trọng nhân nghĩa: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân mà thay cường bạo!”; “Dập tắt muôn đời chiến tranh. Mở nền thái bình muôn thủa!”. Kế thừa tinh thần quý báu ấy, Hồ Chủ tịch đã nâng tư tưởng hòa hiếu, khoan dung của ông cha ta thành tư tưởng ngoại giao nhân văn, lấy nhân nghĩa làm cốt, định hình nên một phương pháp ngoại giao trong thời đại mới - phương pháp ngoại giao tâm công.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 03 năm 2014
Tác giả: NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
Tóm tắt:
Nguồn:
Tác giả: TONG CHEE KIONG - YONG PIK KEE - Chuyển ngữ: BÙI THẾ CƯỜNG
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​