Tóm tắt: Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong mỗi giai đoạn cách mạng thể hiện rõ bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo. Nhờ nhận thức đúng đắn đó mà Đảng đã lãnh đạo cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng tiếp tục đổi mới tư duy nhận thức về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 2(294)2023
Tác giả: PHẠM TẤT THẮNG - LÊ THỊ MINH HÀ
Tóm tắt: Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là một trong những nội dung quan trọng. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn Việt Nam và các giá trị nhân văn, tốt đẹp của tôn giáo, Hồ Chí Minh không chỉ kêu gọi và chỉ đạo xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, mà chính Người là tấm gương, là ngọn cờ quy tụ khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Tư tưởng về đoàn kết tôn giáo của Người có ý nghĩa sâu sắc trong công tác tôn giáo và củng cố đoàn kết dân tộc hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 2(294)2023
Tác giả: NGUYỄN THỊ HIỀN OANH
Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu từ khảo sát 250 cư dân của chung cư Resco (tại TPHCM), với mong muốn xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chất lượng dịch vụ chung cư nhà ở xã hội đối với sự hài lòng của người dân. Nghiên cứu áp dụng phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy bội, nhằm xác định mô hình sự hài lòng của cư dân gồm năm nhân tố: ‘Phương tiện hữu hình’; ‘Sự tin cậy’; ‘Sự đáp ứng’; ‘Sự đồng cảm’; và ‘Sự đảm bảo’. Kết quả, nhân tố ‘Phương tiện hữu hình’ có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của dự án; theo sau là các nhân tố ‘Sự tin cậy’ và ‘Sự đáp ứng’. Trong nghiên cứu này, nhân tố ‘Sự đảm bảo’ có ảnh hưởng thấp nhất.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 2(294)2023
Tác giả: VÕ TƯỜNG HUÂN - TRẦN BÁ HÙNG
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, việc áp dụng ngữ pháp chức năng trong giảng dạy ngôn ngữ đã giúp sinh viên thành công hơn trong học tập. Bài viết tìm hiểu các khái niệm chính và bản chất của ngữ pháp chức năng, sự khác biệt cơ bản giữa ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chức năng, và ý nghĩa của ngữ pháp chức năng trong việc dạy và học ngôn ngữ (cụ thể là tiếng Anh) theo hướng tích cực trong trường học. Từ khóa: ngữ pháp chức năng, ngữ pháp truyền thống, giáo viên dạy tiếng Anh như ngoại ngữ/người học tiếng Anh như ngoại ngữ
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 2(294)2023
Tác giả: ĐỖ HUY LIÊM
Tóm tắt: Nho giáo có ảnh hưởng quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc. Nghiên cứu vận dụng hướng tiếp cận hệ thống và liên ngành tìm hiểu ảnh hưởng của Nho giáo đối với chủ nghĩa tôn ti và chủ nghĩa tập thể trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc ở TPHCM cho thấy, các công ty Hàn Quốc có cấu trúc phân cấp tổ chức, phương thức lãnh đạo gia trưởng, văn hóa ứng xử theo tôn ti trật tự, coi trọng sự hòa hợp và trung thành. Qua đó, lý giải những tương đồng và khác biệt giữa văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam cũng như những thương thảo giữa nhân sự hai bên trong các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, góp phần cải thiện sự hòa nhập văn hóa và hiệu quả hoạt động của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 2(294)2023
Tác giả: LÊ HIỀN ANH
Tóm tắt: Các lý thuyết về quản trị vùng đô thị đã có sự chuyển dịch từ mô hình quản lý vùng từ trên xuống sang mô hình quản trị vùng theo lý thuyết vùng mới (New Regionalism), xem trọng sự hợp tác ngang hàng giữa các cấp chính quyền trong vùng đô thị. Nhiều vùng đô thị trên thế giới đã và đang áp dụng lý thuyết vùng mới trong quản trị vùng, chú trọng hợp tác theo tinh thần tự nguyện giữa các thành phố trong vùng đô thị. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các thành phố trong vùng đô thị ở Việt Nam cần tăng cường thêm sự phối hợp ngang hàng để phát triển vùng.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 2(294)2023
Tác giả: TRƯƠNG HOÀNG TRƯƠNG - NGUYỄN NHƯ KHÁNH
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​