Tóm tắt: Xã hội văn minh đòi hỏi công dân có ý thức cao về trách nhiệm kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và cộng đồng, trong đó, sinh viên với ý thức và việc làm của mình có vai trò quan trọng, tác động không nhỏ đối với xã hội. Qua tổng quan một số cơ sở lý luận về trách nhiệm công dân và các số liệu khảo sát xung quanh vấn đề sinh viên và trách nhiệm công dân tại một số trường đại học trên địa bàn TPHCM, bài viết mô tả thực trạng đồng thời gợi mở nghiên cứu tiếp theo về giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm công dân của sinh viên Việt Nam đối với sự phát triển xã hội.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 2(282)2022
Tác giả: NGUYỄN THỊ LUYỆN - NGUYỄN THỊ THÚY CƯỜNG
Tóm tắt: Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng lý luận và giáo dục lý luận Người đã nêu ra một hệ thống quan điểm khá phong phú, toàn diện về vai trò, nội dung và phương pháp giáo dục lý luận chính trị. Cho đến nay, những quan điểm ấy vẫn giữ nguyên giá trị đúng đắn và có tính thời sự, có ý nghĩa thiết thực đối với công tác giáo dục lý luận chính trị ở nước ta.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 2(282)2022
Tác giả: NGUYỄN THỊ HIỀN OANH
Tóm tắt: Thông qua cuộc khảo sát 256 người cao tuổi tại TPHCM, bài viết phân tích: (1) Mức độ thích ứng của người cao tuổi với công nghệ số (Digital Technology - DT) ở một số phương diện và (2) Thái độ của người cao tuổi về vai trò của DT đối với cuộc sống. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, hơn 81% người cao tuổi sử dụng các thiết bị DT hiện đại và giảm dần khi càng lớn tuổi. Tuy nhiên, họ lại ít tiếp cận và sử dụng các ứng dụng DT để chăm sóc sức khỏe, trừ ứng dụng phòng, chống COVID-19. Người cao tuổi thích ứng linh hoạt, yêu thích “đọc báo mạng, điện tử”, “livestream nói chuyện với công chúng”, “xem phim, nghe nhạc trên mạng” và mở rộng không gian sống số nhưng cũng yêu thích hoạt động trong thế giới thực, tương tác xã hội trực tiếp. Đặc biệt, 86,6% người cao tuổi ủng hộ ứng dụng DT để cải thiện chất lượng sống và đánh giá tích cực vai trò của nó trong đời sống.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 2(282)2022
Tác giả: NGUYỄN HỮU HOÀNG
Tóm tắt: Phát triển thị trường mua bán nợ và xử lý nợ xấu là một trong những giải pháp quan trọng góp phần cơ cấu lại danh mục tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, tạo thêm kênh thanh khoản và góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng và các tổ chức tham gia kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam chưa có thị trường mua bán nợ đúng nghĩa, chỉ mới dừng lại ở hoạt động mua bán nợ xấu của ngân hàng nhưng vẫn còn không ít bất cập. Bài viết tổng hợp các nghiên cứu về kinh nghiệm xử lý nợ và thúc đẩy mua bán nợ của một số quốc gia, từ đó rút ra hàm ý chính sách về hoàn thiện môi trường pháp lý và tổ chức thị trường liên quan đến mua bán nợ và xử lý nợ xấu qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 2(282)2022
Tác giả: NGUYỄN THỊ LOAN
Tóm tắt: Bài viết khảo sát hiện tượng nhầm lẫn các phó từ chỉ thời gian yizhi (一直), conglai (从来) và zong(shi) (总(是)) của sinh viên Việt Nam. Trên cơ sở Kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam mà chúng tôi xây dựng, chúng tôi tìm được 120 câu sai do lỗi nhầm lẫn gây ra. Trong đó, nhầm lẫn giữa conglai (从来) và yizhi (一直), conglai (从来) và zong(shi) (总(是)) là nhầm lẫn đơn phương, nhầm lẫn giữa yizhi (一直) và zong(shi) (总(是)) là nhầm lẫn song phương. Lỗi nhầm lẫn xảy ra do sinh viên không hiểu rõ sự khác biệt trên bình diện cú pháp của các phó từ chỉ thời gian này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 2(282)2022
Tác giả: LƯU HỚN VŨ
Tóm tắt: Tộc người Raglai cư trú lâu đời ở miền núi của tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung Bộ, thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesian (ngữ hệ Nam Đảo). Văn hóa truyền thống của người Raglai phong phú, đa dạng và có nhiều giá trị đặc sắc. Tuy nhiên hiện nay, việc phát triển kinh tế - xã hội, sự giao lưu, tiếp xúc với nhiều dân tộc… đã làm cho văn hóa của cộng đồng người Raglai có nhiều biến đổi. Bài viết phân tích và đánh giá một số biến đổi cũng như các nhân tố tác động đến sự biến đổi trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng người Raglai; trên cơ sở đó, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của người Raglai ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 2(282)2022
Tác giả: TRẦN MINH ĐỨC - TRẦN DŨNG
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​