Tóm tắt: Việc chuyển đổi tín ngưỡng, tôn giáo, sau đó rời bỏ tôn giáo đã theo, thậm chí trở lại tôn giáo cũ của các dân tộc thiểu số như Xtiêng, Chơ ro, Mnông, Mạ, Khmer và nhóm tộc người Tà Mun tại miền Đông Nam Bộ (cụ thể ở tỉnh Bình Phước và Đồng Nai), đã diễn ra qua quá trình lịch sử và bối cảnh xã hội đặc thù của họ. Các dân tộc nếu có sự chọn lựa duy lý trong tôn giáo của mình thì không chỉ đơn thuần là việc cân nhắc, tính toán các điều kiện vật chất thuận lợi mà tôn giáo đó đem lại, mà còn do các yếu tố tâm lý, tình cảm, niềm tin sâu sắc, thiêng liêng của con người dành cho tôn giáo đó. Mặc dù có sự chuyển đổi tín ngưỡng, tôn giáo thì gần như không có sự kỳ thị, xung đột giữa các dân tộc cộng cư trên cùng địa bàn. Hầu như không bị xáo trộn tâm lý hay mất mát niềm tin ở tín ngưỡng, tôn giáo cũ khi họ đón nhận tôn giáo mới.
Nguồn:
Tác giả: PHAN THỊ YẾN TUYẾT
Tóm tắt: Phong trào đấu tranh cách mạng trong nhà tù thực dân Pháp là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của phong trào giải phóng dân tộc. Bài viết tìm hiểu phong trào đấu tranh chống chế độ nhà tù thực dân Pháp của các chiến sĩ cộng sản thời kỳ 1930-1945 qua ba nội dung: đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, đấu tranh đòi cải thiện chế độ lao dịch và đấu tranh kết hợp nhiều mục tiêu cùng lúc để thấy rõ hơn ý chí chiến đấu, ý thức tổ chức và các phương cách để những người cộng sản bảo vệ lực lượng của mình trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất.
Nguồn:
Tác giả: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG
Tóm tắt: Phân tích sự thay đổi tỷ trọng dân số phân bố theo địa bàn cư trú, so sánh dân số tăng kỳ vọng với dân số tăng thực tế và di cư liên tỉnh qua các kỳ điều tra dân số quốc gia, bài viết cung cấp các khuôn mẫu vĩ mô về động thái dân số và di cư nội địa của người Khmer từ 1979 đến 2015. Trong 35 năm, dân số người Khmer đã tăng lên khoảng 80% nhưng tỷ lệ tăng giảm dần và dân số hầu như chỉ chuyển dịch trong phạm vi vùng Nam Bộ, chủ yếu từ Tây Nam Bộ đến Đông Nam Bộ. Xu hướng di cư này bắt đầu tăng lên rõ rệt từ thập niên 2000, chậm hơn 1 thập niên so với người Kinh, đặt ra các vấn đề liên quan đến các nhân tố quyết định của di cư ở cấp độ vĩ mô và vi mô cần được nghiên cứu.
Nguồn:
Tác giả: LÊ THANH SANG
Tóm tắt: Trong lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT), vấn đề “rủi ro đạo đức” thường dẫn đến hiện tượng chi phí khám chữa bệnh tăng nhanh một cách bất hợp lý. Nguyên nhân chính của vấn đề này là sự bất đối xứng về thông tin giữa các bên tham gia BHYT. “Rủi ro đạo đức” trong BHYT được thể hiện qua nhiều hình thức nhưng chủ yếu thông qua sự lạm dụng, trục lợi quỹ khám chữa bệnh BHYT do các bên tham gia BHYT thực hiện. Bài viết phân tích nguyên nhân làm phát sinh và đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế vấn đề “rủi ro đạo đức” trong lĩnh vực BHYT ở Việt Nam hiện nay.
Nguồn:
Tác giả: BÀNH CHẤN THANH
Tóm tắt: Trong xu thế toàn cầu hóa, logistics kết nối một nền kinh tế với phần còn lại của thế giới và chi phối đến hầu như toàn bộ hoạt động thương mại. Thực tế cho thấy, logistics vận tải đã góp phần đưa Đông Nam Bộ trở thành khu vực kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, tuy nhiên nghiên cứu này cho thấy ngành logistics vận tải ở Đông Nam Bộ vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn như: sự phân mảng thể chế trong quy hoạch phát triển logistics, dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong hạ tầng giao thông; nguồn nhân lực hạn chế; các doanh nghiệp nội địa thiếu sự liên kết để phát triển; sự hạn chế về nguồn vốn của các doanh nghiệp nội địa. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị như sau: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp nước ngoài; tăng cường kết nối hoạt động giữa các doanh nghiệp thông qua việc nâng cao vai trò của các hiệp hội và chủ động kết nạp thêm các doanh nghiệp nước ngoài; hạn chế sự phân mảng thể chế trong phát triển logistics ở Việt Nam.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN THỊ THÙY HIẾU - NGUYỄN QUỐC ĐỊNH
Tóm tắt: Nghiên cứu về tín dụng cho người nghèo – các cơ hội và rào cản trong tiếp cận với nguồn tín dụng - giúp chúng ta có cái nhìn thiết thực hơn về hiệu quả của giảm nghèo đô thị trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Dữ liệu khảo sát định tính ở phường 14, quận 6 và xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh cho thấy người nghèo có các cơ hội và tiếp cận thuận lợi với các chương trình hỗ trợ tín dụng của địa phương nhờ vào vai trò tích cực của cán bộ chuyên trách phường/xã và khu phố/ ấp. Sự tham gia của người nghèo vào các tổ chức xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,… góp phần tăng nội lực vốn xã hội của hộ gia đình và giúp người nghèo tiếp cận với thông tin chính sách, chương trình tín dụng kịp thời, đa dạng. Tuy nhiên, việc thiếu niềm tin vượt nghèo, hạn chế về nội lực cá nhân cũng như thiếu vắng chiến lược sinh kế là những rào cản đối với các hộ nghèo trong việc tiếp cận nguồn tín dụng.
Nguồn:
Tác giả: LÊ THỊ MỸ
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​