Tóm tắt: Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép là một cách tân theo hướng hậu hiện đại đáng ghi nhận trong các sáng tác của Hồ Anh Thái. Tổ chức thành công cốt truyện phân mảnh trong các tác phẩm của mình, Hồ Anh Thái đã bao quát được xã hội với nhiều kiểu người, trong nhiều lĩnh vực, qua đó ông thể hiện cái nhìn đa chiều về con người và cuộc sống hôm nay.
Nguồn:
Tác giả: TRẦN QUANG HƯNG
Tóm tắt: Người bán ngọc của Lê Hoằng Mưu là một tiểu thuyết chứa đựng nhiều yếu tố mới. Với đề tài về chuyện ngoại tình, ghen tuông và trả thù, Lê Hoằng Mưu đã mổ xẻ cái tôi trong một dạng thức mới, được đặt trước những ham muốn nhục cảm và cám dỗ sắc dục. Từ những nội dung hướng về chuyện đời thường, tác phẩm đã gợi ra nhiều suy ngẫm cho vấn đề mang ý nghĩa thời đại, gắn với việc tìm kiếm giải pháp thích hợp cho lối sống, cách sống. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật cũng là nét đặc sắc của tác phẩm. Lê Hoằng Mưu đã thể hiện thành công những giằng co trong nội tâm kẻ háo sắc, si tình nhưng lại ý thức về đạo đức và có lòng tự trọng; những mâu thuẫn trong lòng người đàn ông rất si mê nhan sắc người vợ trẻ nhưng cũng rất sĩ diện và quá thương mình. Trong các thập niên đầu thế kỷ XX, những tác phẩm như Người bán ngọc là một nỗ lực đi đầu, mạnh dạn làm ra cái mới, đồng thời chúng cũng cho thấy hiện đại hóa văn học là chặng đường dài, nhiều thách thức.
Nguồn:
Tác giả: HUỲNH THỊ LAN PHƯƠNG - NGUYỄN VĂN NỞ
Tóm tắt: Trong 21 năm trị vì (1820 - 1841), vua Minh Mạng đã xây dựng được một đội ngũ quan lại mẫn cán. Để có được thành quả đó, ông đã có những quan điểm khá tích cực trong vấn đề sử dụng quan lại. Ông quan niệm người làm quan lại phải hội tụ các yếu tố thiết yếu, đó là tài, đức, trung với vua và yêu thương dân chúng. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng quan lại, ông rất linh động để sử dụng đúng năng lực, sở trường. Tuy trọng hiền tài, nhưng ông cũng rất nghiêm khắc, sẵn sàng trừng trị nặng những vị quan lại tham lam và thiếu trung thực… Tuy cách nay đã gần 2 thế kỷ, nhưng những quan điểm của ông về xây dựng đội ngũ quan lại vẫn đáng được tham khảo trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền hiện nay.
Nguồn:
Tác giả: HỒ NGỌC ĐĂNG
Tóm tắt: Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách giáo dục, đồng thời đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục và đào tạo ở khắp mọi miền đất nước kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986). Điều này tạo cơ hội cho các nhóm xã hội được tiếp cận tốt hơn hệ giáo dục và đào tạo bậc cao. Song thực tế cho thấy nhiều bất cập trong giáo dục đại học vẫn đang hiện hữu như vấn đề bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa nhóm giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa dân tộc Kinh và các dân tộc ít người vẫn đang tiếp diễn và có dấu hiệu khoảng cách ngày càng xa hơn. Dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp, bài viết bàn luận về chiều cạnh xã hội trong phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam, đặc biệt quan tâm đến khác biệt cơ hội trong tiếp cận giáo dục của các nhóm xã hội ở bậc đại học. Trên cơ sở phân tích các số liệu, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm đảm bảo bình đẳng hơn trong giáo dục đại học ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN ĐỨC CHIỆN - BÙI VĂN HÀ
Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu những đặc điểm của việc sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) ở vài nhóm sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của nó lên quan hệ xã hội và việc học tập của nhóm người trẻ này. Lý thuyết quyết định luận kỹ thuật của M. McLuhan tuy không hoàn toàn được chấp nhận, nhưng cũng gợi cho ta nhiều suy nghĩ khi một công nghệ mới tác động lên ứng xử của các cá nhân và những mối quan hệ xã hội nói chung.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN XUÂN NGHĨA - PHAN THỊ MINH PHƯƠNG - ĐINH THỊ KIM ÁNH - NGUYỄN THỊ TRANG
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​