Tóm tắt: An sinh xã hội là thước đo về sự bền vững và văn minh xã hội. Từ nguồn tư liệu thứ cấp và nhận xét, đánh giá của các chuyên gia qua một số công trình nghiên cứu, bài viết khái quát thực trạng thực hiện an sinh xã hội tại TPHCM theo các mục tiêu, tiêu chí của Nghị quyết số 15-NQ/TW và khuyến nghị một số giải pháp tập trung vào chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách trợ giúp xã hội và chính sách xóa đói giảm nghèo theo các mục tiêu, chương trình hành động của Nghị quyết 42-NQ/TW.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 1(307)2024
Tác giả: NGUYỄN THỊ LUYỆN
Tóm tắt: Song song với việc tạo ra bước tiến vượt bậc mang tính cách mạng về khoa học kỹ thuật hướng tới phục vụ loài người, trí tuệ nhân tạo cũng đặt ra những câu hỏi lớn về ranh giới giữa con người và máy móc trong việc sử dụng và phát triển công nghệ này. Điều đó hoàn toàn mâu thuẫn với triết lý hiện sinh của Jean-Paul Sartre khi nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do cá nhân và trách nhiệm của con người trong quá trình định hình nhân vị. Thông qua góc nhìn hiện sinh không tách rời tính biện chứng đa ngành, nghiên cứu xem xét những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến góc cạnh dường như được cho là bất khả xâm phạm về quyền riêng tư của mỗi cá nhân, những chuyển hóa nhân quả về phương diện đạo đức xã hội khi con người dần phụ thuộc vào máy móc và trí tuệ nhân tạo.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 1(307)2024
Tác giả: TRẦN THỊ THẢO
Tóm tắt: Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là nhà tư tưởng lớn trong lịch sử Việt Nam, với vốn tri thức uyên bác được thể hiện ở nhiều phương diện. Nội dung tư tưởng chính trị của ông hàm chứa nhiều giá trị tiến bộ và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Bài viết hướng đến làm rõ sự ảnh hưởng của bối cảnh chính trị - xã hội Đại Việt thế kỷ XVIII trong việc hình thành tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và những nét chính yếu trong tư tưởng chính trị của ông, qua đó cũng cho thấy nét riêng cũng như sự tương đồng trong tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn so với các nhà tư tưởng cùng thời.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 1(307)2024
Tác giả: NGUYỄN XUÂN TRÌNH
Tóm tắt: Mô hình “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật đã góp phần đáng kể vào việc hồi sinh nền kinh tế nông thôn nước này. Mô hình đã trở thành một phần trong Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật, có ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách nhiều nước. Điều đáng quan tâm là mô hình này đã mang lại những bài học quý giá cho các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp, bài viết giới thiệu việc thực hiện mô hình “Mỗi làng một sản phẩm” ở Nhật và sự lan tỏa đến các quốc gia đang phát triển, gợi mở một số hàm ý nhằm phát triển nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 1(307)2024
Tác giả: NGUYỄN ĐỨC CHIỆN - NGUYỄN TUẤN ĐỨC
Tóm tắt: Du lịch đêm đã và đang được các quốc gia, các điểm đến trên thế giới quan tâm khai thác nhằm gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng cho du khách cũng như tối đa hóa các nguồn thu. Thông qua dữ liệu khảo sát 461 du khách tại các điểm đến du lịch đêm ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Khánh Hòa, bài viết phân tích thực trạng hoạt động du lịch đêm cũng như sự hài lòng của du khách đối với trải nghiệm về du lịch đêm tại duyên hải Nam Trung Bộ; đồng thời cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại và đưa ra một số kiến nghị nhằm tối ưu hóa các hoạt động du lịch đêm tại khu vực này trong tương lai.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 1(307)2024
Tác giả: NGUYỄN THỊ VÂN HẠNH - NGUYỄN XUÂN ANH
Tóm tắt: Bài viết trình bày quá trình lực lượng an ninh miền Nam kiện toàn hệ thống tổ chức, đẩy mạnh hoạt động, làm thất bại những hoạt động gián điệp, tình báo của địch, góp phần trong đấu tranh buộc đối phương thi hành hiệp định Paris, và trong đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 1(307)2024
Tác giả: ĐÀO THỊ BÍCH HỒNG
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​